Phần này tập trung vào phân tích thị trường. Tại đây bạn sẽ học cách sử dụng phân tích cơ bản và kỹ thuật vào thị trường để dự đoán giá của các cặp tiền sẽ về đâu trong tương lai. Bạn sẽ học được xu hướng là gì và cách tìm ra mức hỗ trợ và kháng cự. Bạn cũng sẽ được biết về các chỉ báo kỹ thuật chính. Hơn nữa, bạn sẽ thấy những yếu tố kinh tế nào khiến tỷ giá tăng giảm và học cách kiếm tiền từ những biến động này.

Phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật (TA) là một phương pháp dự đoán giá tương lai của các loại tài sản (trong trường hợp của chúng ta là các loại tiền tệ) dựa trên cơ sở diễn biến giá của chúng trong quá khứ. Ngược lại với phân tích cơ bản liên quan đến “giá trị” của tài sản, phân tích kỹ thuật chỉ quan tâm đến giá cả, khối lượng và các thông tin thị trường khác. Một vài nhà đầu tư sử dụng phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản một cách riêng biệt, trong khi những người khác kết hợp chúng với nhau để ra quyết định giao dịch.

TA dựa trên một giả định rằng giá cả phản ánh tất cả các thông tin có liên quan, vì vậy họ chú trọng vào lịch sử của giao dịch hơn là dữ liệu kinh tế và tài chính. Theo phân tích kỹ thuật, các nhà đầu tư thường có xu hướng hướng tới các hành vi theo mẫu hình. Các chuyên gia phân tích chỉ số và biểu đồ đứng trước các mẫu hình và xu hướng có thể nhận biết, bởi vì biến động giá có xu hướng lặp lại. Phân tích kỹ thuật sử dụng các chỉ số và công cụ đặc biệt để dự đoán giá.

Khung thời gian

Bạn có thể phân tích bất kỳ khoảng thời gian giao dịch nào (khung thời gian timeframe) sau đây: tháng, tuần, ngày 4 giờ, 1 giờ, 30 phút, 15 phút, 10 phút, 5 phút, 1 phút. Việc lựa chọn khung thời gian thụ thuộc vào phạm vi phân tích của bạn.

Các loại biểu đồ:

  • Biểu đồ thanh – bar chart
  • Biểu đồ hình nến – candlesticks
  • Biểu đồ đường – line chart

Trong phần này, bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin dễ hiểu và có ích về các công cụ của phân tích kỹ thuật: nến – candlestick, mẫu hình – pattern, các chỉ số chỉ báo và công cụ. Sự hiểu biết về tính logic và các công cụ của phân tích kỹ thuật sẽ mang lại cho bạn nhiều ích lợi trên thị trường. 

Bạn sẽ tìm hiểu thêm về phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản từ khóa học này. 

Phân Tích Kỹ Thuật

Các loại biểu đồ

Có 3 loại biểu đồ chính trong MetaTrader. Bạn có thể chuyển đổi sử dụng chúng bằng cách nhấp vào biểu tượng trên thanh công cụ “Charts”.

Hãy cùng tìm hiểu sự khách biệt của các loại biểu đồ.

 

Biểu đồ đường (Line chart)

Đây là biểu đồ đơn giản nhất trong tất cả các loại biểu đồ. Nó được xây dựng dựa trên kết hợp giá đóng cửa trong từng kỳ, ví dụ, đóng cửa hàng ngày cho biểu đồ hàng ngày hoặc đóng cửa hàng tuần cho biểu đồ hàng tuần.

Việc biểu đồ đường chỉ sử dụng giá đóng cửa đồng nghĩa với việc nó sẽ loại bỏ một số độ nhiễu thị trường (tức các động thái không quan trọng của giá) và cho phép nhà giao dịch tập trung vào các thay đổi chính về giá. Loại biểu đồ này có thể dễ hiểu hơn cho các nhà giao dịch mới bắt đầu. Biểu đồ đường cho phép các nhà giao dịch xác định các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng, xu hướng và các mẫu biểu đồ nhất định.

Tuy nhiên, một trader có thể sẽ muốn nhiều thông tin về giá hơn những gì biểu đồ đường có thể cung cấp. Đôi khi sẽ cần thiết để biết không chỉ thông tin giá đóng cửa mà còn cả mức giá mở, mức giá đỉnh và đáy. Một nhược điểm khác của biểu đồ đường là nó không hiển thị các khoảng trống. Một số loại biểu đồ khác (thanh và nến) sẽ giúp bạn làm điều đó.

 

Biểu đồ thanh (Bar chart)

Biểu đồ thanh hiển thị phạm vi giá trong một khoảng thời gian nhất định. Thanh là một đường thẳng kết nối mức giá đỉnh và đáy trong một khoảng thời gian. Các đường ngang đánh dấu giá mở cửa (bên trái) của một thời kỳ giao dịch cụ thể và giá đóng cửa (bên phải). Trên biểu đồ hàng tuần, mỗi thanh tương ứng với 1 tuần. Trên biểu đồ H1, mỗi thanh hiển thị phạm vi hành động giá trong 1 giờ.

Các màu khác nhau có thể được sử dụng để xác định các thanh đóng cửa ở mức giá cao hơn giá đã mở (bullish hoặc up bars) hoặc ở mức giá thấp hơn giá đã mở (bearish hoặc down bars). Trong ví dụ dưới đây, thanh tăng có màu xanh lá và thanh giảm có màu đỏ.

Bằng cách nhìn vào biểu đồ thanh, một nhà giao dịch có thể nhanh chóng hình thành ý tưởng về những gì đã xảy ra với giá trong những thời điểm và khoảng thời gian cụ thể. Điều này rất thuận tiện cho việc phân tích thị trường.

Biểu đồ nến (Candlestick chart)

Biểu đồ nến cung cấp thông tin giống như biểu đồ thanh cho người giao dịch, tuy nhiên thân nến được đo kích thước và tô màu (thường nến có màu xanh/trắng nếu giá tăng và đỏ/đen nếu giảm giá trong khoảng thời gian đó). Loại biểu đồ này có nguồn gốc từ Nhật Bản. Nó được cho là được phát minh vào thế kỷ 18 bởi một người buôn bán gạo tên là Munehisa Homma.

Các đường kéo dài lên và xuống từ thân nến được gọi là wick hoặc shadow. Đỉnh của wick tăng (upper wick) biểu thị mức giá cao nhất trong một khoảng thời gian, trong khi mức thấp của wick giảm (lower wick) cho thấy mức giá tối thiểu trong một khoảng thời gian. Nếu một cây nến có wick lớn hơn so với kích thước của nó, thì đây là dấu hiệu của điểm đảo chiều tiềm năng trên thị trường. Các nhà giao dịch có kinh nghiệm có thể thu thập được nhiều thông tin về tâm lý thị trường từ biểu đồ nến.

Hầu hết các nhà giao dịch đều đồng ý rằng nến dễ đọc hơn so với thanh, mặc dù vẫn có những người thích thanh hơn nến.

Loại biểu đồ nào là tốt nhất? Đáp án nằm ở cá nhân các trader. Câu trả lời cũng phụ thuộc vào mục tiêu của bạn trong phân tích thị trường của chúng tôi. Biểu đồ đường có thể là một công cụ tuyệt vời để nhận biết nhanh các xu hướng. Bên cạnh đó, một biểu đồ nến cung cấp nhiều thông tin trực quan hơn và nói chung, nó là loại biểu đồ phổ biến nhất trong giới giao dịch tiền tệ. Bạn sẽ tìm hiểu thêm về nến Nhật Bản trong các bài viết sau.

Xác định xu hướng giao dịch

Một trong những giả định của phân tích kỹ thuật là giá di chuyển theo xu hướng. Hãy cùng tìm hiểu thêm về những xu hướng này.Xu hướng là một hướng chung của giá một tài sản trên thị trường. Nếu bạn nhìn vào biểu đồ của bất kỳ công cụ tài chính nào, bạn sẽ thấy rằng giá không bao giờ di chuyển theo đường thẳng, chúng được cấu thành từ một loạt các mức cao và thấp. Trong nhiều trường hợp, giá có xu hướng tăng hoặc giảm.

Xu hướng được chia thành ba loại:

  •     Uptrend (xu hướng tăng) bao gồm một loạt các mức đỉnh và đáy tăng (giá đang tăng lên). Nếu một đường hỗ trợ rõ ràng, nối giữa tối thiểu hai đáy và hạn chế xu hướng giảm, thì đó có thể được coi là một xu hướng tăng. Một phá vỡ dưới đường này báo hiệu sự suy giảm hoặc đảo ngược của xu hướng.

12.jpg

  •     Downtrend (xu hướng giảm) bao gồm một loạt các mức đỉnh và đáy giảm (giá đang di chuyển xuống). Một xu hướng giảm có thể được xác định nếu có một đường kháng cự rõ ràng nối giữa ít nhất hai đỉnh và hạn chế xu hướng tăng. Một phá vỡ trên đường này báo hiệu sự suy yếu hoặc đảo chiều của xu hướng.

11.jpg

  •     Sideway (xu hướng đi ngang) là một xu hướng không rõ ràng với hướng đi của giá.

13.jpg

Xét về mặt thời gian, xu hướng có thể được phân loại thành:

  • Xu hướng dài hạn (6 tháng – 2,5 năm) – một xu hướng chính có thể được theo dõi trên biểu đồ hàng tuần hoặc hàng tháng. Xu hướng này bao gồm một số xu hướng trung và ngắn hạn, thường đi ngược lại với xu hướng chính.
  • Xu hướng trung hạn (1 tuần – vài tháng) – một xu hướng được quan sát rõ hơn trên biểu đồ ngày hoặc H4.
  • Xu hướng ngắn hạn (ít hơn 1 tuần) – một xu hướng được quan sát rõ hơn trên biểu đồ giờ hoặc phút. 

Mỗi xu hướng bao gồm các chuyển động theo hướng, chúng có thể bị gián đoạn bởi một xu hướng ngược được gọi là “điều chỉnh” hay “thoái lui”. Một xu hướng sẽ tiếp tục cho đến khi sự đảo chiều xảy ra và hướng đi của xu hướng bị thay đổi.Một câu nói yêu thích được truyền tay trong giới các nhà giao dịch đó là “Xu hướng là bạn của bạn”. Ý nghĩa đằng sau câu nói này là các nhà giao dịch có thể kiếm được lợi nhuận tốt bằng cách đi theo một xu hướng, tức là giao dịch theo xu hướng (mua vào trong một xu hướng tăng và bán ra trong một xu hướng giảm).Để xác định xu hướng trên thị trường, các nhà giao dịch cần vẽ ra các đường xu hướng và sử dụng các chỉ báo kỹ thuật.Đường xu hướng là đường thể hiện hướng đi chính của giá và được vẽ thông qua các điểm xoay cao hoặc thấp trong biểu đồ giá. Do đường này kết nối các đỉnh và đáy đã hình thành của giá, nó có thể vẽ ra đường dự báo ở bên phải của giá hiện tại. Người ta cho rằng đường này sẽ là một trở ngại cho giá trong tương lai.

14.jpg

Ở hình trên, bạn có thể thấy đường xu hướng được vẽ thông qua mức đỉnh cao và thấp của giá trong một xu hướng tăng. Trong một thời gian, thị trường tiếp tục di chuyển theo một xu hướng tăng. Sau đó, phá vỡ dưới đường xu hướng xảy ra. Đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng tăng đã kết thúc và thị trường bị đảo chiều. Các nhà giao dịch đã mở giao dịch mua trong xu hướng tăng khi đó sẽ đóng vị thế của họ và mở giao dịch bán.

Mức Hỗ trợ và Kháng cự (Resistance & Support)

Hỗ trợ và kháng cự là các khái niệm rất quan trọng với các nhà giao dịch. Về cơ bản hỗ trợ và kháng cự đại diện cho các khu vực giá gặp trở ngại. Hãy cùng đi vào tìm hiểu chi tiết.

Hỗ trợ là mức giá xuất hiện khi tín hiệu xu hướng giá giảm chậm lại hoặc xuất hiện đảo chiều. Điều này đồng nghĩa với việc giá có nhiều khả năng “bật” ngược lại mức này hơn là vượt qua nó. Tuy nhiên, một khi giá đã vượt qua mức hỗ trợ này, nhiều khả năng giá sẽ tiếp tục giảm cho đến khi tìm thấy một mức hỗ trợ khác.

Kháng cự là mức giá xuất hiện khi tín hiệu xu hướng giá tăng chậm lại hoặc xuất hiện đảo chiều. Giá có nhiều khả năng bật ngược trở lại mức này hơn là vượt qua nó. Sự phá vỡ trên mức kháng cự sẽ mở đường cho tín hiệu giá tăng vọt cho đến khi nó tìm thấy một mức kháng cự khác.

Sử dụng S&R trong giao dịch như thế nào?

Hỗ trợ và kháng cự cho phép các nhà giao dịch điều hướng trên thị trường. Khi bạn đánh dấu các mức này trên biểu đồ, bạn sẽ thấy cấu trúc của thị trường và có thể dự đoán hướng đi cũng như quy mô của giá.

Mục đích của các mức này là ngăn chặn biến động và đảo chiều hướng đi của giá. Do đó, các nhà giao dịch thường thực hiện các giao dịch mua tại mức hỗ trợ và giao bán mức kháng cự. Nếu bạn muốn giao dịch theo xu hướng, bạn có thể mua tại mức hỗ trợ trong một xu hướng giá tăng hoặc gia dịch bán ở mức kháng cự trong một xu hướng giá giảm. Nếu bạn không giao dịch theo xu hướng, thì bạn vẫn có thể sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự làm điểm đặt lệnh và đóng các vị thế ở các mức hỗ trợ/kháng cự tiếp theo.

Trên thực tế, các mức S&R cũng gợi ý cho nhà giao dịch về vị thế đóng giao dịch. Vì vậy, nếu bạn giữ một vị thế bán và giá đang tiến gần đến đường hỗ trợ, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ về việc đóng vị thế. Tương tự với vị thế mua, khác biệt duy nhất là bạn cần chú ý đến đường kháng cự sau khi bạn đã mở một vị thế mua.

Hỗ trợ và kháng cự được định vị trên mọi khung thời gian. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng khung thời gian càng lớn thì tầm quan trọng của đường hỗ trợ/kháng cự càng lớn. Bên cạnh đó, bản thân giao dịch không phải lúc nào cũng chính xác, vì vậy, bạn cần xem xét khu vực đường S&R và tính đến số pip xung quanh. Điều này sẽ tăng độ chính xác cho các giao dịch của bạn

Làm thế nào để xác định vị trí hỗ trợ và kháng cự?

Hỗ trợ và kháng cự xuất hiện dưới các hình thức khác nhau. Trước tiên là đường xu hướng chéo đã được giải thích trước đây. Đây là một đường xu hướng có thể kết nối mức giá cao và giới hạn xu hướng tăng. Trong trường hợp này, đường xu hướng này được gọi là đường kháng cự. Đường xu hướng cũng có thể kết nối với mức giá thấp trong biểu đồ và đưa ra giới hạn của hành động giá theo hướng đi xuống. Chúng ta gọi đó là đường hỗ trợ. Đường hỗ trợ và kháng cự có thể được rút ra trong cả xu hướng tăng và xu hướng giảm. Bạn cần ít nhất 2 mức cao hoặc 2 mức thấp để vẽ đường xu hướng. Bạn có thể tìm thêm thông tin về cách vẽ các đường xu hướng tại đây

Screenshot_8.png

Lưu ý rằng trong một xu hướng tăng, đường hỗ trợ là đường quan trọng nhất bởi vì nếu giá phá vỡ đường hỗ trợ, xu hướng sẽ thay đổi thành xu hướng giảm. Trong một xu hướng giảm, đường kháng cự là điểm then chốt bởi khi giá vượt lên trên đường kháng cự đồng nghĩa xuất hiện sự đảo chiều.

Screenshot_17.png

Trong một thị trường liên tục biến đổi, các đường hỗ trợ và kháng cự có sự hoán đổi cho nhau. Như bạn có thể thấy ở hình trên, sau khi giá giảm xuống dưới đường hỗ trợ, nó bắt đầu hoạt động như một đường kháng cự.

Ngoài ra còn có các mức hỗ trợ và kháng cự ngang. Một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để vẽ đường này là nối các mức cao và thấp trước đó trong biểu đồ giá:

Screenshot_18.png 

Một số các chỉ báo kỹ thuật khác mà các nhà giao dịch có thể sử dụng để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự là đường trung bình động (MA), Fibonacci, các điểm xoay, v. v.

Điểm Xoay (Pivot Point)

Chúng ta ai cũng đều đã gặp khó khăn trong việc xác định các mức giá mục tiêu. Thông thường, việc chọn mức hỗ trợ và kháng cự còn nặng tính chủ quan. Đó là lý do vì sao nhiều trader dùng các chỉ báo để xác định các mức giá mục tiêu mang tính bao quát hơn. Một trong các cách thức đơn giản nhất để làm việc đó là dùng các điểm xoay.

Điểm Xoay là gì?

Điểm Xoay là các mức hỗ trợ và mức kháng cự quan trọng có khả năng xác định được giao dịch tiềm năng, được tính toán bởi các trader sàn chuyên nghiệp (là các thành viên khớp giao dịch từ sàn giao dịch, nhất là cho tài khoản riêng của họ) để thiết lập các mức giá quan trọng. Các trader này đã quen với việc nhanh chóng thích nghi với các thay đổi ngắn hạn trên thị trường.

Vào đầu phiên giao dịch, họ sẽ xem xét mức đỉnh, đáy và giá đóng cửa của ngày hôm trước để tính ra điểm xoay cho ngày giao dịch hiện tại. Sau đó họ sẽ tính toán các mức hỗ trợ 1 (S1), hỗ trợ 2 (S2), kháng cự 1 (R1) và kháng cự 2 (R2). Các mức này sẽ được dùng trong giao dịch hàng ngày. Chúng được gọi là hệ thống 5 điểm truyền thống.

Có nhiều cách khác nhau để tính toán điểm xoay.

Ta hãy bắt đầu với những cách truyền thống.

Điểm xoay chính (PP) là điểm xoay trung tâm. Điểm xoay trung tâm là mức hỗ trợ/kháng cự chính, tức giáđược dự báo sẽ thả nổi ở xung quanh mức này trong hầu hết thời gian. Điểm này được dùng làm cơ sở cho tất cả các điểm xoay khác.

Điểm xoay được tính như sau:

Điểm Xoay (PP) = (Đỉnh + Đáy + Giá Đóng)/3

Quy tắc ở đằng sau phép tính này rất đơn giản: chúng ta tính tổng của đỉnh, đáy, và giá đóng cửa của ngày hôm trước rồi đem chia cho 3.

Mức hỗ trợ 1 (S1) = (PP x 2) – Đỉnh trước đó;

Mức hỗ trợ 2 (S2) = PP – (Đỉnh trước đó – Đáy trước đó);

Mức kháng cự 1 (R1) = (PP x 2) – Đáy trước đó;

Mức Kháng cự 2 (R2) = PP + (Đỉnh trước đó – Đáy trước đó).

Đôi khi công thức trên còn dùng đến mức giá mở cửa. Ở trường hợp này, công thức sẽ có dạng sau:

PP = ((Giá mở cửa hôm nay) + (Đỉnh + Đáy + Giá đóng) hôm qua)/4

Các mức hỗ trợ và kháng cự được tính giống như trong hệ thống 5 điểm.

Hệ thống 5 điểm truyền thống không phải là cách duy nhất để tính ra các điểm xoay. Chúng ta hãy cùng xem xét các loại khác:

  • Điểm Xoay Woodie. Một số trader sử dụng điểm xoay dựa trên công thức Woodie. Họ tính toán theo các cách rất khác nhau:

R2 = PP + Đỉnh – Đáy

R1 = (2 X PP) – Đáy

PP = (Đỉnh + Đáy + 2 Giá Đóng)/4

S1 = (2 X PP) – Đỉnh

S2 = PP – Đỉnh + Đáy

Một số trader thích các cách tính này do chúng chú trọng nhiều hơn vào giá đóng cửa của giai đoạn trước đó.

    • Điểm Xoay Camarilla. Các mức này cũng tương tự như Điểm Xoay Woodie mặc dù được tính toán cho 8 mức chính (gồm 4 mức kháng cự và 4 mức hỗ trợ).

    R4 = Giá Đóng + ((Đỉnh-Đáy) x 1,5000)

    R3 = Giá Đóng + ((Đỉnh-Đáy) x 1,2500)

    R2 = Giá Đóng + ((Đỉnh-Đáy) x 1,1666)

    R1 = Giá Đóng + ((Đỉnh-Đáy) x 1,0833)

    PP = (Đỉnh + Đáy + Giá Đóng) / 3

    S1 = Giá Đóng – ((Đỉnh-Đáy) x 1,0833)

    S2 = Giá Đóng – ((Đỉnh-Đáy) x 1,1666)

    S3 = Giá Đóng – ((Đỉnh-Đáy) x 1,2500)

    S4 = Giá Đóng – ((Đỉnh-Đáy) x 1,5000)

    • Điểm Xoay Fibonacci. Trọng điểm của loại điểm xoay này đó là việc dùng các mức hồi quy Fibonacci vào việc tính toán các mức hỗ trợ và kháng cự.

    R3 = PP + ((Đỉnh-Đáy) x 1,000)

    R2 = PP + ((Đỉnh-Đáy) x 0,618)

    R1 = PP + ((Đỉnh-Đáy) x 0,382)

    PP = (Đỉnh + Đáy + Giá Đóng) / 3

    S1 = PP – ((Đỉnh-Đáy) x 0,382)

    S2 = PP – ((Đỉnh-Đáy) x 0,618)

    S3 = PP – ((Đỉnh-Đáy) x 1,000)

Việc lựa chọn giai đoạn phụ thuộc vào chiến lược giao dịch của bạn. Các điểm xoay thay đổi tùy theo giai đoạn mà bạn chọn. Có nhiều loại điểm xoay như hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng năm.

Thường thì chúng ta dùng điểm xoay hàng ngày để giao dịch trên khung thời gian M30 và khung ngắn hơn trong ngày. Loại điểm xoay này sử dụng mức giá đỉnh, đáy và giá đóng cửa của ngày hôm trước được cập nhật mỗi ngày.

Chúng ta dùng điểm xoay hàng tuần trên các biểu đồ H1, H4 và D1. Để tính toán các mức này thì cần dùng đến đỉnh, đáy và giá đóng cửa của tuần trước. Cần lưu ý các mức giá này không thay đổi cho đến khi bắt đầu tuần tiếp theo.

Trên biểu đồ hàng tuần, chúng tôi khuyên bạn nên dùng điểm xoay hàng tháng do chúng thu thập dữ liệu từ tháng trước.

Trong trường hợp phân tích biểu đồ hàng tháng thì bạn có thể áp dụng các điểm xoay hàng năm. Nó dùng đến đỉnh, đáy và giá đóng cửa của năm trước đó.

Cách sử dụng điểm xoay.

Có nhiều chiến lược để trader có thể dùng điểm xoay. Ta hãy xem xét các chiến lược thường dùng nhất.

Điểm xoay có thể được dùng như mức hỗ trợ và mức kháng cự truyền thống. Các trader bị ràng buộc giao dịch forex trong một phạm vi sẽ đặt lệnh mua ở gần các mức hỗ trợ đã được xác định và đặt lệnh bán khi cặp tiền gần chạm mức kháng cự. Một cặp tiền chạm đến mức điểm xoay rồi đảo chiều càng nhiều lần thì mức điểm xoay đó càng mạnh.

– Nếu giá đang tiến về phía mức kháng cự, bạn có thể đặt lệnh chờ giới hạn bán và lệnh cắt lỗ ngay trên mức kháng cự.

– Nếu giá đang tiến về phía mức hỗ trợ, bạn có thể đặt lệnh giới hạn mua và đặt điểm dừng ở dưới mức hỗ trợ.

Nên nhớ: mức hỗ trợ sẽ biến thành mức kháng cự nếu giá nằm ở dưới chúng, và mức kháng cự sẽ biến thành mức hỗ trợ nếu giá ở trên chúng.

Range-bound-trading-strategies.png

  • Các trader forex đột phá dùng các điểm xoay để xác định các mức quan trọng cần được chia nhỏ để có thể xác định hướng đi tiếp theo của giá.

– Nếu bạn tin rằng bạn thấy được một xu hướng tăng giá mạnh thì bạn có thể đợi đến khi cặp tiền phá vỡ mức kháng cự đầu tiên. Ngay sau đó, bạn có thể mở vị thế mua và đặt lệnh chốt lời ở vị trí mức kháng cự tiếp theo. Cũng đừng quên đặt lệnh cắt lỗ dưới mức kháng cự đầu tiên. Tuy vậy bạn có thể dời lệnh cắt lỗ theo cách thủ công nếu bạn thấy giá tiếp tục tăng.

– Nếu bạn thấy giá đã phá vỡ mức hỗ trợ thì bạn có thể bắt đầu bán cặp tiền. Lệnh chốt lời sẽ nằm ở vị trí của mức hỗ trợ tiếp theo, còn lệnh cắt lỗ nên được đặt ở trên mức hỗ trợ bị cặp tiền này phá vỡ. Bạn cũng có thể dời lệnh cắt lỗ đến vị trí này nếu bạn thấy chuyển động tiếp tục đi xuống.

Nên cẩn thận với chiến lược này bởi rất khó xác định liệu đây là phá vỡ thật hay giả. Mức tăng đột biến thường xuất hiện khi có các sự kiện tin tức, do đó phải đảm bảo kịp thời theo dõi tin tức mới nhất và nắm rõ nội dung của lịch sự kiện kinh tế trong ngày hoặc trong tuần.

  • Có thể dùng điểm xoay để xác định xu hướng chung trên thị trường.

– Nếu giá phá vỡ điểm xoay và hướng lên đỉnh, đây là dấu hiệu cho thấy có nhiều người mua trên thị trường và bạn nên bắt đầu mua cặp tiền. Còn nếu giá đang nằm dưới điểm xoay thì nó cho thấy tâm lý giảm giá trên thị trường và người bán có thể chiếm ưu thế ở phiên giao dịch này.

Breakout-and-trading-strategies.png

Một điều quan trọng khác cần biết cũng có liên quan đến khung giờ mở cửa của thị trường.Như chúng ta đã biết, thị trường Forex hoạt động 24 giờ một ngày và có bốn phiên thị trường: Úc, Nhật Bản, Anh và Mỹ. Bạn có thể tìm thấy thời gian tương đương cho từng phiên giao dịch ở đây .

Khi một trong các thị trường nêu trên mở cửa thì rất có khả năng các điểm xoay sẽ bị phá vỡ do có nhiều trader cùng lúc tham gia thị trường. Trong thời gian thị trường Mỹ đang đóng cửa và thị trường châu Á mở cửa thì giá cả có thể vẫn ổn định trong nhiều giờ giữa điểm xoay và mức hỗ trợ hoặc mức kháng cự, đem lại cơ hội cho các trader giao dịch trong một phạm vi (range-bound).

Tóm lại, điểm xoay rất hữu ích đối với trader theo nhiều cách khác nhau: bạn có thể dùng chúng một cách riêng lẻ hay kết hợp với các chỉ báo khác. Việc sử dụng kết hợp cho phép bạn xây dựng và thực hành chiến lược giao dịch độc đáo của riêng bạn.

Biểu đồ Renko là gì ?

Biểu đồ Renko có tên từ chữ tiếng Nhật là “renga”, được dịch là “gạch”. Sự khác biệt chính giữa biểu đồ Renko và biểu đồ nến thông thường của Nhật Bản là biểu đồ Renko không sử dụng yếu tố thời gian trong quá trình tính toán. Một viên gạch Renko xuất hiện khi giá đạt một khoảng cách nhất định và không quan trọng là mất bao nhiêu thời gian. Ví dụ: nếu bạn chọn 20 pips làm kích thước gạch, một viên gạch sẽ chỉ hình thành khi và chỉ khi giá di chuyển 20 pips lên hoặc xuống. Gạch tăng và gạch giảm sẽ có màu sắc khác nhau. Các gạch luôn có cùng kích cỡ và chúng không bao giờ xuất hiện ngay cạnh nhau. Mỗi viên gạch sau được sơn ở góc 45 độ so với viên trước. Các viên gạch không thay đổi một khi chúng được vẽ ra.

rrr.png

Cách thiết lập

Metatrader không có biểu đồ Renko trong cài đặt mặc định. Do đó, bạn sẽ cần tải công cụ này xuống từ Internet. Nó có thể xuất hiện dưới dạng một chỉ số hay một expert advisor. Các chỉ số dường như là tùy chọn thuận tiện nhất. Dưới đây là các thao tác bạn cần làm:

1. Tải xuống chỉ báo tại đây.

2. Trong MT4, nhấp vào menu “File” và chọn “Open Data Folder”. Mở thư mục “MQL4” sau đó nhấn “Indicators”. Dán chỉ báo vào thư mục này.

3. Khởi động lại MT4. Nhấp “Insert”, “Indicators”, “Custom” và chọn “LuckScout-Renko”.

r.png 

Trong cài đặt chỉ báo, bạn sẽ tự chọn kích thước gạch Renko tùy theo mức độ biến động của tài sản cũng như thời gian giao dịch của bạn. Bạn có thể thử nghiệm các kích thước gạch trước khi tìm thấy kích thước tối ưu.Biểu đồ Renko có những ưu điểm sau:

• Dễ đọc.

• Giúp giảm độ nhiễu thị trường.

• Hoạt động tốt với các chỉ số và chuyên gia.

Biểu đồ Renko thường được khuyến nghị sử dụng cho các nhà giao dịch ngắn hạn (scalpers). Các tín hiệu từ Renko trên các khung thời gian trong ngày được coi là hiệu quả hơn so với tín hiệu trên biểu đồ hàng ngày.

Không có công cụ nào là hoàn hảo, vì vậy chúng ta cũng nên chỉ ra những nhược điểm trong biểu đồ Renko:

• Đôi khi phải mất quá rất nhiều thời gian để một viên gạch khác hình thành. Điều này có thể xảy ra khi giá đang được thiết lập, do đó Trader có thể cảm thấy lo lắng trong thời gian này.

• Nếu kích thước gạch nhỏ, bạn sẽ có thể phát hiện ra sự đảo ngược sớm hơn. Tuy nhiên, bằng cách này bạn sẽ có thể ít lọc ra được độ nhiễu hơn. Hãy lựa chọn!

• Trong một xu hướng, nhiều gạch sẽ đi theo một hướng. Do đó, điểm thâm nhập thị trường có thể không chính xác như bạn muốn.

Cách sử dụng biểu đồ Renko trong giao dịch

Tín hiệu chính tạo ra bởi biểu đồ Renko nằm ở sự thay đổi màu gạch: nó sẽ cho thấy khả năng thay đổi trên thị trường. Mặc dù có những lúc biểu đồ Renko đưa ra tín hiệu vào cuối xu hướng ngắn hạn, nhưng nhìn chung, Renko cho phép các nhà giao dịch bắt kịp những xu hướng lớn.Ngoài ra, biểu đồ Renko còn cho phép phát hiện ngay cả những phân kỳ nhỏ giữa giá và bộ dao động, ví dụ như RSI.

renko rsi.png

Kết luận

Biểu đồ Renko chỉ là một loại biểu đồ khác. Nó có điểm mạnh và điểm yếu. Nếu bạn sử dụng biểu đồ Renko, bạn có thể dễ dàng xác định xu hướng, mức hỗ trợ và kháng cự cũng như phân kỳ và bộ dao động. Tuy nhiên, bạn có thể vẫn thích biểu đồ nến hơn và điều đó là hoàn toàn bình thường. Quan trọng là nắm bắt được có rất nhiều công cụ phân tích tuyệt vời cho các nhà giao dịch Forex và tận dụng chúng.

Giới thiệu các chỉ báo kỹ thuật

Các chỉ số xu hướng – trend indicator được thiết kế để xác định và theo xu hướng của một cặp tiền tệ. Các nhà đầu tư kiếm được tổng số tiền khổng lồ trên những xu hướng của thị trường. Đó là lý do tại sao rất cần thiết để bạn phân biệt giữa các tình huống khi nào cặp tiền tệ đang trên xu hướng và khi nào giá đang hợp nhất, củng cố. Mục đích chính của các chỉ số xu hướng không phải để tìm kiếm các điểm chính xác để vào/ra khỏi trạng thái, mà để chỉ ra hướng giao dịch – mua hay bán.

Trong bài hướng dẫn này, chúng ta sẽ tìm hiểu các công cụ kỹ thuật được áp dụng nhiều nhất như là đường trung bình động – moving average, dải Bollinger Band, ADX. Giao dịch là một trận so găng thật sự. Nếu bạn hiểu biết về kỹ thuật được sử dụng bởi hàng triệu các nhà đầu tư khác, bạn sẽ có thể bơi với hiện tại (giao dịch với các nhà đầu tư khác) và không bao giờ bị tổn thất tài chính.

Các chỉ số xu hướng - trend indicator

Chỉ báo Dải Bollinger

Dải Bollinger (BB) là một chỉ báo xu hướng truyền thống được phát triển bởi John Bollinger. Trong cuốn “Bollinger on Bollinger Bands” của mình, ông đã đưa ra những mô tả chi tiết về cách sử dụng cũng như kết hợp vận dụng chỉ báo với các công cụ phân tích kỹ thuật khác. BB là một khái niệm vô cùng phổ biến trong giới trader trên toàn thế giới.

Vài nét về dải Bollinger

“Chỉ báo này bao gồm 3 dải – một dải giữa và hai dải biên ngoài. Dải giữa là đường trung bình động giản đơn, với 20 kỳ mặc định. Các dải ngoài được thiết lập với 2 lần độ lệch chuẩn của dải giữa.

Các dải Bollinger khá giống với chỉ báo Envelop. Tuy nhiên dải ngoài của Envelop được thiết lập với x% cố định với đường trung bình động, trong khi đó, các dải giới hạn của Bollinger lại được tính toán dựa trên cơ sở biến động của độ lệch tiêu chuẩn.”

Cách thiết lập chỉ báo

Dải Bollinger được thiết lập mặc định trong MetaTrader. Bạn có thể thêm chỉ báo này vào biểu đồ bằng cách nhấn “Insert” – “Indicators” – “Trend” và chọn “Bollinger bands”.

Dải bollinger Metatrader

MT thiết lập mức chỉ báo ban đầu với 20 kỳ và 2 lần lệch chuẩn, tuy nhiên bạn có thể thay đổi các tham số này. Lựa chọn chu kỳ trong khoảng 13 đến 24 cho đường trung bình động và từ 2 đến 5 cho độ lệnh tiêu chuẩn là thiết lập chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng. Ví dụ, bạn có thể thiết lập tham số chu kỳ 50 và độ lệch chuẩn 2.1 cho các khung thời gian dài hay lựa chọn 10 và 1.9 cho các khung thời gian ngắn hơn. Lưu ý rằng thời gian thiết lập càng nhỏ thì chỉ báo càng nhận được nhiều cơ hội giao dịch. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là các tín hiệu sai sẽ xuất hiện nhiều hơn. Đặt trong một chu kỳ lớn, chỉ báo BB sẽ ít nhạy cảm hơn và điều này không phù hợp với các thị trường có độ biến động thấp.

Một cách tổng quát, sẽ là khôn ngoan khi lựa chọn điều chỉnh các dải Bollinger dựa theo khối tài sản giao dịch. Nếu giá liên tục trượt ra khỏi dải trên hoặc dải dưới của chỉ báo, bạn nên tăng thêm chu kỳ. Trường hợp ngược lại, nếu giá không chạm được tới các dải ngoài của chỉ báo, đây là dấu hiệu cho sự giảm chu kỳ.

BB có thể áp dụng trên tất cả các khung thời gian, mặc dù khung thời gian trong ngày phổ biến hơn. Bạn cũng có thể sử dụng dải Bollinger cho bộ chỉ số dao động (oscillator) nằm trong khung cửa sổ riêng bên dưới biểu đồ giá. Ví dụ: bạn có thể áp dụng dải BB với chỉ số RSI bằng cách chọn Previous Indicator’s Data hoặc First Indicator’s Data trong danh sách tùy chọn Apply to của dải Bollinger.

Cách sử dụng các dải Bollinger để giao dịch Forex

Giả định, giá dành 95% thời gian cho các giao động ở giữa dải Bollinger biên và chỉ 5% thời gian cho các giao động ngoài biên.

Dải bollinger giúp xác định mức độ lệch so với giá trung bình của một cặp tiền tệ. Đường ở giữa có thể sử dụng làm mức hỗ trợ/ kháng cự, trong khi các đường viền ngoài sẽ đóng vai trò làm mục tiêu lợi nhuận. Ngoài ra đây còn được coi là chiến lược cho giao dịch đảo chiều tại các dải ngoài của chỉ báo.

Độ dốc của BB và vị trí giá so với dải giữa của chỉ số cho phép trader đánh giá hướng đi của xu hướng hiện tại. Nếu dải Bollinger đi lên và giá nằm trên dải giữa trong phần lớn chu kỳ, thì đây là một xu hướng tăng. Nếu dải BB đi xuống và giá nằm dưới dải giữa trong phần lớn chu kỳ, đây là một xu hướng giảm.

Dải Bollinger, một chỉ báo biến động

Một đặc điểm chính của các dải BB là tính phản ứng với biến động thị trường: chúng thường mở rộng trước biến động mạnh (ví dụ khi một công bố quan trọng mới được phát hành) và thu hẹp khi biến động giảm.

Như vậy, dải Bollinger giúp xác định thời điểm thị trường chuyển từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động . Khi các dải này di chuyển lại gần nhau, chúng báo hiệu sự có mặt của một thị trường không biến động và cảnh báo cho một giai đoạn biến động giá mạnh trong thời gian sắp tới. Từ động thái này, ta hoàn toàn có thể hy vọng sự xảy ra của phá vỡ (breakout).

Bạn có thể xem ví dụ minh họa dưới đây: các dải được nén lại sau đó giá phá vỡ ngưỡng kháng cự trên và di chuyển mạnh lên trên.

Dải tần

Trong một thị trường xu hướng, nếu các dải mở rộng thì đây chính là dấu hiệu cho sự tiếp tục của xu hướng. Ngược lại, khi chúng bị thu hẹp, điều này báo hiệu cho một xu hướng giảm và đảo ngược có thể sẽ sớm xảy ra.

Giao dịch với chuyển động vượt ngoài dải biên

Thông thường, khi giá vượt ra ngoài dải biên Bollinger, nó báo hiệu sự bắt đầu hoặc tiếp tục của một xu hướng. Đây là một xu hướng tăng nếu giá tiếp xúc và phá vỡ dải BB trên. Ngược lại, đây sẽ là xu hướng giản nếu giá tấn công vào dải BB dưới.

Xu hướng dải bollinger

Thông thường, giá sẽ không vượt quá 4 cột nến ra ngoài dải biên bởi một sự điều chỉnh sẽ được diễn ra sau đó. Lưu ý rằng trong một thị trường xu hướng, giá có thể sẽ nằm trong hoặc ngoài dải biên một thời gian dài.

Giao dịch với sự đảo chiều tại dải biên

Các dải Bollinger cũng có thể hoạt động như một chỉ số dao động. Khi giá chạm dải trên của chỉ báo, khối tài sản giao dịch sẽ ở mức tương đối cao và được coi là hiện tượng vượt mua (overbought). Khi giá tiếp xúc dải dưới của chỉ báo, khối tài sản giao dịch sẽ ở mức tương đối thấp và được coi là hiện tượng vượt bán (oversold). Thông thường, sự điều chỉnh sẽ xảy ra khi hiện tượng vượt mua và vượt bán xuất hiện.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, trong xu hướng mạnh, giá có thể nằm trên dải Bollinger trên/dưới hoặc thậm chí vượt ra ngoài mà không bị thoái lui (retracement) trong một khoảng thời gian dài. Như vậy, nếu bạn muốn giao dịch pullback từ dải Bollinger biên trên hoặc dưới, bạn cần một sự xác nhận (confirmation) từ các mẫu hình nến hoặc một chỉ báo khác về sự đảo chiều của thị trường.

Trong hình trên, sự đảo chiều từ dải biên BB trên được xác nhận bởi mô hình nến giảm (mẫu nến evening star) cũng như sự phân kỳ giảm giữa RSI và biểu đồ giá.

Đây là những ví dụ cụ thể về biến động giá xung quanh dải biên Bollinger. Biến động đáy W được hình thành trong một xu hướng giảm, liên quan đến hai mức phản ứng giá thấp. Mức thấp thứ hai nên thấp hơn mức thứ nhất và chúng được giữ phía trên của dải biên dưới. Ngược lại với đáy W là biến động giá đỉnh M. Dạng cơ bản của mẫu biến động này tương tự như 2 đỉnh đôi, tuy nhiên, các mức này không phải lúc nào cũng bằng nhau. Mức cao thứ nhất có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức thứ hai. Việc sử dụng dải Bollinger như chỉ báo cho tín hiệu ‘M’ và ‘W’ sẽ giúp xác định tín hiệu sớm hơn so với các mẫu biểu đồ ‘M’ và ‘W’ thông thường.

chân nến bollinger

Giao dịch với crossing và pullback từ dải giữa

Dải giữa cảu chỉ số hoạt động như một hỗ trợ/kháng cự động. Việc giá vượt ra dải BB giữa báo hiệu cho sự thay đổi trong xu hướng. Tuy nhiên các bạn cũng đừng quên tham khảo thêm các xác nhận (comfirmation) trong những trường hợp này.

Lưu ý rằng giá thường kiểm tra các mức ngoài của dải giữa trước khi tiến hành đảo chiều và những phá vỡ (breakout) nhiễu này có thể gây nhầm lẫn cho các nhà giao dịch.

Nếu giá lệch khỏi dải biên dưới và vượt qua dải đường giữa theo hướng tăng, dải biên trên sẽ là mục tiêu cho mức giá cao. Trong một xu hướng tăng mạnh, giá thường dao động giữa dải trên và dải giữa. Với xu hướng này, bạn nên cân nhắc tìm kiếm cơ hội mua ở dải giữa. Trường hợp xu hướng tăng không quá mạnh, sự điều chỉnh có thể sâu hơn và giá sẽ tiến gần hơn tới dải BB. Ngược lại, trong một xu hướng giảm mạnh, hãy tìm kiếm cơ hội bán ở dải giữa. Trường hợp xu hướng giảm không quá mạnh, thoái lui (retracement) có thể đẩy giá về phía dải BB trên.

Biểu đồ dải bollinger

Kết luận

Chỉ báo Bollinger bands là một công cụ kỹ thuật hữu ích, giúp tạo cơ sở vững chắc cho một hệ thống giao dịch thành công. Nó cung cấp các mức hỗ trợ và kháng cự động đồng thời trực quan hóa biến động. Hãy dành thời gian để tìm hiểu và làm chủ công cụ này nhé!

Độ biến động & Chỉ báo độ lệch chuẩn

Độ lệch chuẩn là một chỉ báo đo độ lệch của giá so với đường trung bình động. Nói cách khác, chỉ số này đánh giá mức độ biến động.

Cách thiết lập.

SD được thiết lập mặc định trong bộ chỉ báo của MetaTrader. Truy cập vào “Insert”, tìm mục “Indicators” và “Trend” – và bạn sẽ thấy xuất hiện độ lệch chuẩn (Standard Deviation).

Chu kỳ cài đặt ban đầu là 20 và được áp dụng mặc định cho ‘close’ (giá đóng cửa của mỗi cột giá). Nếu bạn mở rộng chu kỳ, đường chỉ báo sẽ xuất hiện mượt mà hơn và giảm hiển thị mức cực cao hoặc cực thấp. Nếu bạn thu nhỏ chu kỳ, đường SD sẽ đạt mức đỉnh và nhận nhiều tín hiệu giao dịch cũng như tín hiệu nhiễu hơn. Do đó, bạn có thể cần thử nghiệm và điều chỉnh các số liệu phù hợp với công cụ giao dịch và biến động cụ thể. Nói chung, cài đặt tiêu chuẩn 20 được coi là đáng tin cậy nhất.

Giải thích.

SD cho thấy mối liên hệ giữa thay đổi của giá với đường trung bình động. Độ lệch chuẩn càng lớn, biến động thị trường càng tăng và giá sẽ dao động quanh đường trung bình động. Độ lệch chuẩn càng nhỏ, độ biến động của thị trường càng nhỏ và giá tiếp cận đường trung bình.

1 (1).png

Là một nhà giao dịch, bạn cần biết các giai đoạn biến động cao và thấp thường xảy ra xen kẽ và giá có xu hướng quay trở về mức trung bình:

– Sự gia tăng của đường SD đồng nghĩa với mức biến động cao vì giá đóng cửa và giá đóng cửa trung bình khác nhau đáng kể. Mức cực cao SD là một cảnh báo cho thời gian hoạt động hiện tại sẽ sớm kết thúc và sẽ bước vào giai đoạn hợp nhất sau đó.

– Sự suy giảm của đường SD đồng nghĩa với mức biến động thấp và thị trường không hoạt động tại thời điểm này (giá ổn định). Vị trí SD cực thấp có thể đưa ra tín hiệu về xu hướng tiếp theo của thị trường.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng giá trị hiện tại của độ lệch chuẩn để xác định tầm quan trọng của biến động giá. Tùy thuộc vào hướng thay đổi, một thay đổi trên độ lệch chuẩn sẽ thể hiện sức mạnh hoặc điểm yếu trung bình của thị trường.

SD thường được sử dụng như một phần của các chỉ số khác, ví dụ, Dải Bollinger bao gồm một đường trung bình động và độ lệch chuẩn trên và dưới đường trung bình di động. Tham khảo thêm về Dải bollinger tại đây.

Nói chung, chỉ báo SD có thể giúp bạn:

Chọn mức đỉnh và mức đáy quan trọng trên thị trường (phải tìm kiếm thị trường biến động cao hơn mức trung bình).Xác định vị trí tham gia thị trường trong các xu hướng (nếu xu hướng mạnh, bạn có thể gia nhập ở mức giá trung bình, tức là khi SD thấp).Nếu giá dao động trong phạm vi hẹp và độ lệch chuẩn lớn đột ngột sẽ đẩy giá ra khỏi vị trí trung bình, lúc này bạn có thể để từ từ giao dịch.

Kết luận.

Độ lệch chuẩn vô cùng đơn giản và dễ hiểu, thể hiện biến động cao hay thấp trên thị trường. Thông tin này sẽ giúp bạn tham gia thị trường đúng thời điểm.

Chỉ báo Parabolic SAR và các tính năng độc đáo

Parabolic SAR là một công cụ mạnh trong phân tích xu hướng. SAR là viết tắt của cụm từ “Stop and Reverse” (Dừng và Đảo chiều). Điều đó có nghĩa là chỉ báo không chỉ giúp xác định xu hướng mà còn cung cấp tín hiệu đóng giao dịch và theo dõi hướng đi mới của thị trường. Chỉ số được phát triển bởi J. Welles Wilder, người cũng được biết đến với việc tạo ra các công cụ như ATR và RSI.

Cách thiết lập chỉ báo.

Chỉ báo Parabolic SAR được thiết lập mặc định trong MetaTrader. Bạn có thể thêm chỉ báo này trên biểu đồ bằng cách nhấn “Insert” – “Indicators” – “Oscillators” và chọn “Parabolic SAR”.

SAR1.png

2 thông số của chỉ báo bạn nên thiết lập: “step“ và “maximum”. Giá trị mặc định của chúng ban đầu là 0,02 và 0,2. Step là kích thước của hệ số gia tốc (acceleration). Hệ số gia tốc bắt đầu với giá trị này, sau đó tăng theo kích thước của Step với mỗi mức cao mới (hoặc thấp mới trong một xu hướng giảm), lên đến giá trị được xác định bởi tham số maximum. Bạn có thể bắt đầu với các tham số mặc định của thông số sau đó điều chỉnh chúng theo mức tài sản giao dịch, khung thời gian sử dụng và phong cách giao dịch của bạn. Tùy thuộc vào lựa chọn của bạn, chỉ báo có thể trở nên nhạy cảm hơn với giá. Hệ số gia tốc càng cao, giá càng được tiến gần. Tuy nhiên, bạn không nên thiết lập thông số này quá cao, bởi bạn có thể bị các tín hiệu đảo chiều làm nhiễu. Wilder khuyên người dùng không nên đặt mức maximum trên 0,22. 

Diễn giải.

Chỉ báo Parabolic SAR rất đơn giản để sử dụng. Tất cả những gì bạn cần làm là đặt những điểm xác định xu hướng. Khi các điểm nằm dưới mức giá, xu hướng sẽ tăng, trong khi các điểm trên điểm giá có xu hướng giảm. Khi xu hướng thay đổi, parabol sẽ báo hiệu tín hiệu vào lệnh (entry). Sự đảo chiều giảm giá được chỉ định khi giá vượt lên trên và hình thành 3 điểm giảm giá trên nến. Parabol báo hiệu sự đảo chiều tăng khi chỉ báo này vượt qua giá theo hướng đi xuống và hình thành 3 chấm tăng dần bên dưới nến. 

SAR2.png

Chỉ số này hỗ trợ các nhà giao dịch rất nhiều trong việc xác định điểm kết thúc (exit point). Phương pháp này rất đơn giản: bạn phải đóng vị thế mua khi SAR vượt trên giá và đóng vị thế bán khi SAR trở lại dưới giá. Theo cách này, bạn chỉ giữ các vị thế mở theo hướng chuyển động của chỉ báo.Hơn nữa, Parabolic SAR còn là một khung thích hợp để theo dõi trailing stop. Trong một xu hướng tăng, chỉ số sẽ tăng theo sự tăng vọt của giá. Hãy di chuyển lệnh dừng lỗ (Stop Loss) từ điểm này sang điểm tiếp theo để hạn chế rủi ro và khóa lợi nhuận. 

Kết luận

Parabolic SAR là một chỉ báo mạnh và đặc biệt. Nó hoạt động tốt nhất trong các thị trường biến động tăng hoặc giảm. Tuy nhiên, trong một thị trường đi ngang, nhiều khả năng chỉ báo này sẽ tạo ra các tín hiệu giả.SAR hoạt động hiệu quả với các chỉ số kỹ thuật khác như ADX. Nếu chỉ báo ADX xác nhận xu hướng mạnh, bạn có thể tự tin sử dụng chỉ báo Parabolic SAR trong trường hợp này.

Chỉ số sức mạnh xu hướng ADX

Chỉ số định hướng trung bình hay ADX, là chỉ số dự báo độ mạnh, yếu của xu hướng. Các nhà giao dịch theo trend thường dựa theo hướng đi của chỉ số để tìm ra xu hướng mạnh và các vị thế mở. Trong giao dịch, ADX giúp đánh giá sức mạnh của một xu hướng.

Chỉ số này được tính toán dựa trên mức trung bình động của sự giao động giá trong một khoảng thời gian nhất định.

Cách thiết lập chỉ số

Bạn có thể thêm chỉ số ADX vào biểu đồ bằng cách nhấn “Insert” – “Indicators” – “Trend” và chọn “Average Directional Movement Index”.

ADX1.png

Thông thường, thời gian được thiết lập mặc định là 14 ngày, tuy nhiên bạn có thể thay đổi chúng tùy theo mục đích sử dụng.

Cách vận dụng ADX chỉ số

Trong MT4, chỉ số này gồm 3 đường:

  1. Chỉ số định hướng trung bình (ADX) (đường màu nâu dày) có giá trị giao động trong khoảng từ 0 đến 100. Chỉ số này không dùng để xác định sự tăng/ giảm mà được ứng dụng để đo độ mạnh của một xu hướng.
  2. Chỉ số định hướng dương (+DMI) (đường màu xanh lá cây) thể hiện sức mạnh của xu hướng tăng
  3. Chỉ số định hướng âm (-DMI) (đường màu đỏ) thể hiện sức mạnh của xu hướng giảm.

Đường ADX được sử dụng để xác định xem một tài sản có biến động xu hướng hay không. Xu hướng mạnh xuất hiện khi ADX ở trên mức 25, lúc này, chúng ta nên sử dụng chiến lược giao dịch theo xu hướng. Trái lại, khi ADX nằm dưới mức 25, ta nên tránh giao dịch theo xu hướng và chọn một chiến lược giao dịch khác phù hợp hơn. Trong giai đoạn này, giá thường có biểu hiệu đi ngang, chúng ta có thể dùng ADX để xác định sự phá vỡ của chu trình giao động ngang giá. Khi ADX tăng vượt mức 25, điều đó có nghĩa là giá đủ mạnh để tiếp tục theo hướng phá vỡ.Có nhiều cấp độ xu hướng ADX khác nhau. Bạn có thể tham khảo chúng trong bảng dưới đây:

Giá trị ADX

Độ Mạnh  Xu Hướng
0-25 Xu Hướng Không Rõ Ràng hoặc Yếu
25-50 Xu Hướng Mạnh
50-75 Xu Hướng Rất Mạnh
75-100 Xu Hướng Siêu Mạnh

Nói chung, khi đường ADX đi lên, độ mạnh của xu hướng cũng tăng, lúc này, thị trường di chuyển theo một xu hướng rõ ràng. Ngươc lại, đường ADX đi xuống báo hiệu độ mạnh của xu hướng giảm và hướng đi không rõ ràng của thị trường. Lưu ý rằng đường ADX giảm không có nghĩa là xu hướng đang đảo ngược. Điều này đơn giản thể hiện sự suy giảm của xu hướng hiện tại.

ADX.png

Ngoài ra, dựa vào chuỗi các đỉnh ADX, bạn sẽ nắm bắt được xung lực của xu hướng. Sự xuất hiện một loạt các đỉnh ADX trong chuỗi là dấu hiệu của sự tăng nhanh trong xung lực xu hướng. Điều này báo hiệu cho nhà giao dịch biết rằng họ có thể tiếp tục mở giao dịch theo trend để kiếm thêm lợi nhuận. Ngược lại, sự xuất hiện các đỉnh đáy ADX cho thấy sự giảm trong xung lực xu hướng. Lưu ý rằng mặc dù xung lực giảm, xu hướng vẫn có thể tiếp tục xảy ra. Tuy nhiên, trong trường hợp này, nhà giao dịch cần phải chú ý và chọn lọc hơn đối với các tín hiệu mới. Có thể là khôn ngoan khi lựa chọn thắt chặt điểm dừng cho các vị thế hiện tại hoặc xem xét trường hợp thu một phần lợi nhuận.

Những tín hiệu thường gặp trong ADX.

Đường +DMI và -DMI định hướng cho chuyển động. Nói chung, phe mua chiếm ưu thế hơn khi đường +DMI lớn hơn -DMI trong khi phe bán lại có lợi thế khi đường -DMI lớn hơn. Giao điểm của các đường +DMI và -DMI kết hợp với đường ADX tạo thành một hệ thống giao dịch.

Tín hiệu “Mua” xuất hiện khi đường +DMI vượt trên đường -DMI (đường ADX trên mức 25). Dừng lỗ thường được đặt ở mức thấp của tín hiệu trong ngày. Tín hiệu mua vẫn có hiệu lực ngay cả khi đường +DMI nằm dưới –DMI, miễn là giữ giá thấp.

Và ngược lại, tín hiệu “Bán” ra xảy ra khi đường -DMI vượt lên trên +DMI (đường ADX trên mức 25). Mức cao của tín hiệu trong ngày sẽ trở thành điểm dừng lỗ ban đầu.

Kết luận.

Chỉ số định hướng trung bình là một công cụ rất hữu ích cho các nhà giao dịch theo xu hướng. Bạn có thể kết hợp ADX với các phân tích biến động giá và chỉ số kỹ thuật khác để đem lại hiệu quả tối đa trong giao dịch.

Đường trung bình động (Moving Average): cách đơn giản để tìm xu hướng

Đường trung bình động (Moving Average) là một trong các chỉ báo được dùng rộng rãi trong giao dịch. Các trader yêu thích nó vì tính đơn giản và hiệu quả của nó.

Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích chỉ báo này là gì và cách dùng nó để tăng lợi nhuận của bạn.

Đường trung bình động là chỉ báo xu hướng, có số liệu giá cả bình quân, do đó giúp bình ổn các hành động giá khi có biến động.

Các loại của chỉ báo này

Đường trung bình động (MA) có 4 loại chính mà bạn có thể dùng trong MetaTrader. Chúng tôi sẽ không đưa cho bạn các công thức phức tạp mà quan trọng hơn là bạn cần hiểu được khái niệm của từng loại.

  1. MA Đơn Giản

    Thông thường, các trader dùng MA Đơn Giản. Đây là loại MA cho thấy mức bình quân của các giá đóng cửa trong khoảng thời gian mà nó xem xét. Do đó, tất cả giá đều bằng nhau về giá trị. Ví dụ: nếu ta có đường MA 10 ngày thì ta tính tổng 10 mức giá đóng và chia tổng số này cho 10. Mỗi lần xuất hiện một mức giá đóng cửa mới thì mức giá cũ nhất sẽ không được tính đến nữa.

  2. MA lũy thừa và MA trọng 

    Loại MA lũy thừa và MA trọng số tuyến tính khá giống nhau ở chỗ đều tính toán các giá cả mới nhất với hệ số cao hơn. Do đó, hai loại MA này phản ánh nhiều nhất về động thái của giá cả và trả về tín hiệu nhanh hơn. Nhưng hãy cẩn thận! Hai loại MA này trả tín hiệu tuy nhanh nhưng một số tín hiệu có thể là giả.

  3. Smoothed MA

    Loại Smoothed MA dựa trên đường MA đơn giản; lướt nhìn qua tên gọi của loại này cũng có thể dễ dàng xác định chức năng chính của nó. Loại MA này loại bỏ tốt nhất sự biến động khỏi chuyển động giá cả, cũng là loại MA xác định xu hướng hữu hiệu nhất.

Cách dùng Đường trung bình động trong MetaTrader

MA được thiết lập trong MetaTrader, do đó bạn không cần tải nó về. Vào “Insert”, tìm “Indicators” (các chỉ báo), chọn “Trend” (Xu hướng) rồi bạn sẽ thấy Moving Average. Quan trọng hơn là cần biết thiết lập chính xác.

Giai đoạn

Một giai đoạn chính là số chân nến sẽ được xem xét và tính toán. Giai đoạn càng lớn thì đường MA càng mượt và tín hiệu càng chính xác. Giai đoạn càng nhỏ thì đường MA càng gần với giá cả.Không có một quy tắc duy nhất nào về việc nên dùng mức giai đoạn nào của đường MA. Khi phân tích biểu đồ có khung thời gian lớn, các trader thích dùng đường MA có giai đoạn lớn như 50, 100 và 200. Để giao dịch trên khung thời gian nhỏ hơn, các nhà đầu tư ưu tiên các giai đoạn nhỏ như 9, 12 và 26.

Giá cả

Có nhiều lựa chọn như giá đóng, giá mở, giá đỉnh, giá đáy, giá trung bình, giá đóng điển hình và có trọng số. Tuy nhiên, các trader thường dùng giá đóng.

Shift (dịch chuyển)

Cài đặt này được dùng để kéo chỉ báo đi tới và lui theo thời gian. Theo đó, đường MA sẽ di chuyển lên hoặc xuống.

Cách sử Đường trung bình động trong giao dịch ngoại hối

Có một điều mà chúng tôi cần nói với bạn: đường MA trả về tín hiệu bị trì hoãn bởi chúng tính toán trên giá đóng cuối cùng. Hãy cân nhắc đến điều này khi dùng chúng trong giao dịch của bạn.

  1. Đường MA là một chỉ báo xu hướng, cho nên chúng ta sẽ bắt đầu với việc phát hiện xu hướng. Nếu bạn muốn tìm hiểu liệu thị trường giảm giá hay tăng giá thì một điểm cắt sẽ có ích cho bạn.

    Điểm cắt vàng

    Khi một đường MA có giai đoạn nhỏ hơn cắt ngang một đường MA có giai đoạn lớn hơn theo chiều từ dưới lên thì đây là tín hiệu để mua vào.

    Chữ thập vàng là một tín hiệu để mua

    Điểm cắt chết

    Khi một đường MA có giai đoạn nhỏ hơn cắt ngang một đường MA có chu kỳ lớn hơn theo chiều từ trên xuống thì đây là tín hiệu để bán ra.

    Dead-cross là một tín hiệu để bán

  2. Thông tin thêm về chức năng xu hướng. Nếu chỉ báo này đi xuống thì đây là xu hướng giảm, còn nếu đường MA đi lên thì đây là xu hướng tăng.
  3. Đường MA thường được dùng làm mức hỗ trợ và mức kháng cự. Sức mạnh của các mức này phụ thuộc vào giai đoạn của đường MA: giai đoạn càng lớn thì mức hỗ trợ/kháng cự càng mạnh. Khung thời gian cũng đóng vai trò quan trọng: khung thời gian càng lớn thì các đường MA sẽ càng mạnh. Nếu bạn so sánh đường MA 200 giờ với đường MA 200 ngày thì đường MA sau sẽ ở mức mạnh hơn và do đó rất có khả năng là giá cả sẽ dao động gần mức đó.

Khi dùng đường Đường trung bình động làm mức hỗ trợ và kháng cự, chúng ta có cơ hội xác định các mức để mở vị thế. Khi giá cả vượt lên trên đường MA thì có thể đây là tín hiệu để mua vào; ngược lại, điểm phá vỡ bên dưới đường MA sẽ cho thấy dấu hiệu để bán ra. 

Mẹo: nếu giá cả nhiều lần chạm vào đường MA thì có nghĩa sắp có sự đảo chiều.

ủng hộ

Chỉ báo MA và các chỉ báo khác

Chỉ báo Đường trung bình động có một ưu điểm ở chỗ nó không phải là chỉ báo duy nhất; mà nó thuộc một phần trong nhóm các chỉ báo kỹ thuật khác. Chỉ báo nổi tiếng nhất dựa trên chỉ báo MA là MACD. Bạn cũng có thể tìm thấy các chỉ báo MA ở các công cụ giao dịch như Alligator, Dải Bollinger, Ichimoku Kinko Hyo.                                                   

Chúng tôi luôn nhắc nhở các trader rằng không có một chỉ báo nào là hoàn hảo, do đó việc kết hợp vận dụng chúng để có tín hiệu mạnh hơn là rất quan trọng.

Các chỉ báo nào kết hợp tốt nhất với các đường MA?

Bạn luôn luôn nên dùng đến nến bởi chúng trả về tín hiệu mạnh về sự đảo chiều và sự tiếp diễn của xu hướng. Cũng có thể dùng các chỉ báo khác như chỉ báo dao động.

Nên nhớ bạn cần có ít nhất 2 tín hiệu tương đồng để bắt đầu giao dịch.

Tóm lại: ta hãy khái quát lại những gì bạn đã đọc ở trên. Đường Trung bình Động là chỉ báo kỹ thuật về xu hướng, có chức năng phản ánh động thái giá cả; tuy nó cho tín hiệu chậm trễ song vẫn rất có ích do tín hiệu trả về là rất mạnh. Hãy mua vào khi giá cả cao hơn đường MA và khi bạn thấy điểm cắt vàng. Hãy bán ra khi giá cả thấp hơn đường MA và bạn gặp điểm cắt chết.

ỨNG DỤNG MA (CƠ BẢN)

  • Hội tụ.
  • Giao cắt.
  • Kháng cự và hỗ trợ

HỘI TỤ – Thể hiện sự cân bằng của lượng người bán và người mua, báo hiệu cho một biến động mạnh sau đó.

Giao cắt với 1 đường MA

Giao cắt 3 đường MA

KHÁNG CỰ VÀ HỖ TRỢ – MA là mức giá trung bình nhà đầu tư chấp nhận trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế nó cũng đóng vai trò là mức kháng cự và hỗ trợ.

Ở phần trước của hướng dẫn này, chúng ta đã xem xét qua các chỉ báo kỹ thuật xu hướng phổ biến nhất. Điều này là hầu hết thời gian giá dao động mà không có một hướng nhất định nào (chúng đang xác định tầm). Trong khi sự dịch chuyển không theo xu hướng của giá dẫn đến một vài nhà đầu tư trở nên bấn loạn, một số khác cố gắng để sống trên những vùng quanh. Các nhà đầu tư có nhiều công cụ kỹ thuật cho các thị trường giao dịch khác nhau. Các công cụ này được gọi là oscillator chỉ báo dao động. Chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn những loại phổ biến nhất.

Chỉ báo dao động Oscillator – giúp chúng ta xác định các điểm then chốt của thị trường- các khu vực đảo chiều tiềm năng. Các chỉ số này được trải dài giữa 2 giá trị đặc biệt chỉ ra khu vực tín hiệu mua quá mức overbought và bán quá mức oversold. Khi một oscillator đang ở trong khu vực có tín hiệu mua quá mức, điều đó có nghĩa là lực của sự dịch chuyển giá tăng đã suy yếu và một sự đảo chiều giảm giá đi xuống có khả năng xảy ra. Theo đó, khi chỉ báo dao động oscillator trong khu vực có tín hiệu bán quá mức, điều đó có nghĩa là những người bán đã trở nên suy yếu hơn và xu hướng giá sẽ đảo chiều đi lên. 

Giao dịch với oscillator được dựa trên nguyên tắc: sau khi chạm một giá trị cực đại, chỉ số oscillator luôn luôn quay trở lại trung tâm của nó. Tuy nhiên, có một sự khác biệt giữa tính năng động của giá và chỉ báo dao động oscillator: mặc dù chúng dịch chuyển song song với nhau, nhưng với tỷ lệ biến động khác nhau. Kết quả là, khi chỉ số quay trở lại giá trị bình thường của nó, giá thường không quay trở lại cùng điểm.  

Oscillator hiệu quả nhất khi giá dịch chuyển trên các không ổn định không theo xu hướng sideway. Vì mục đích của tất cả các oscillator là như nhau, có rất ít điểm cộng thêm một vài oscillator vào một biểu đồ. Sử dụng oscillator trong sự kết hợp với các công cụ kỹ thuật khác.

Chúng tôi khuyến nghị bạn chọn MT4 mặc định cho các chỉ số, vì các tham số đã được đưa ra bởi những người tạo nên những công cụ này.   

Chỉ báo dao động Oscillator - Công cụ kỹ thuật cho giao dịch Fx

Biên Độ Phần Trăm Của Williams (%R)

Biên Độ Phần Trăm Của Williams, hay gọi tắt là %R, là một chỉ báo kỹ thuật được phát triển bởi Larry Williams vào năm 1973. Đây là một bộ dao động đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, đại diện cho tốc độ biến chuyển của giá.

Cách thiết lập.

%R được thiết lập mặc định trong bộ chỉ báo MetaTrader, do đó bạn không cần phải tải chúng về. Truy cập vào “Insert” – “Indicators” – “Oscillators” – và bạn sẽ thấy Biên Độ Phần Trăm Của Williams.

Cài đặt thời gian ban đầu của chỉ báo là 14. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi tham số này nếu cần.

4758.png

Giải thích.

Williams %R là một bộ dao động động lượng tương tự như Stochastic Oscillator . Sự khác biệt giữa chúng là Stochastic so sánh giá mở và đóng của các chu kỳ khác nhau, trong khi %R chỉ sử dụng giá đóng cửa và so sánh với mức cao hoặc thấp trong một khoảng thời gian cụ thể.

Không giống như trong stochatics, thang đo trong Williams %R bị đảo ngược. Điều này có nghĩa là các giá trị thấp hơn cho Williams %R nằm ở đầu cửa sổ và các số tăng theo thứ tự giảm dần khi dòng Williams% R di chuyển từ trên xuống dưới. Do đó, mức 0 nằm ở trên cùng và giá trị -100 nằm ở dưới cùng.

5477568.png

%R báo hiệu sự vượt mua hoặc vượt bán trên thị trường. Nếu %R nằm trong khoảng từ -100 đến -80, đây là dấu hiệu cho thị trường đang bị vượt bán và chúng ta nên bắt đầu giao dịch mua. Trường hợp %R nằm trong khoảng từ 0 đến -20, thị trường báo hiệu sức vượt mua và chúng ta nên bắt đầu nghĩ đến giao dịch bán.

Lưu ý rằng các chỉ số mua và bán quá mức không đồng nghĩa với việc giá sẽ đảo ngược. Vượt mua đơn giản là giá đang ở gần mức cao của phạm vi gần đây và vượt bán đồng nghĩa với việc giá nằm với mức thấp hơn trong phạm vi gần đây của nó. Do đó, chúng tôi không khuyến khích bạn sử dụng loại tín hiệu này như một gợi ý duy nhất để tham gia thị trường. Hãy nhớ rằng chỉ báo này yêu cầu xác nhận từ biến động giá hoặc các công cụ phân tích kỹ thuật khác.

Một trong những cách lọc đơn giản và hiệu quả nhất là tìm kiếm giá đang rời khỏi khu vực vượt bán trong một xu hướng tăng. Đây có thể là gợi ý mà bạn có thể sử dụng để đặt lệnh mua. Ngược lại, nếu một xu hướng giảm được xác định bằng phân tích trực quan hoặc số liệu, hãy tìm các điều kiện mà bạn đã rời khỏi vùng vượt mua để đặt lệnh bán. Bạn có thể sử dụng kết hợp Williams %R với các chỉ số như Dải bollinger hoặc >Envelops .

4647.png

Các nhà giao dịch cũng có thể sử dụng %R để theo dõi các động lượng sai. Trong một xu hướng tăng mạnh, giá thường đạt mức -20 hoặc cao hơn. Nếu chỉ báo giảm sau đó quay trở lại trên -20 trước khi giảm trở lại, điều đó có nghĩa là đà tăng giá đã giảm và mức giảm giá lớn hơn có thể xảy ra.

Quy tắc này cũng tương tự với một xu hướng giảm. Giá trị chỉ số từ -80 trở xuống thường đạt được. Khi chỉ báo không thể đạt được các mức thấp trước đó, khả năng giá sẽ tăng

Ngoài ra, giống như các bộ dao động khác, Williams %R tạo ra tín hiệu khi phân kỳ với biểu đồ giá. Nhưng nếu giá thấp hơn mức đưa ra trước đó, trong khi biểu đồ %R mới thấp hơn giá trước, hãy đặt mua. Bán nếu giá cao mới cao hơn giá trước, trong khi trên biểu đồ %R, mức cao mới thấp hơn giá trước.

Kết luận.

Biên Độ Phần Trăm Của Williams quản lý hoàn hảo nhiệm vụ, giúp làm nổi bật các khu vực vượt mua hoặc vượt bán. Giống như tất cả các chỉ số khác, chỉ báo này yêu cầu xác nhận từ biến động giá hoặc các công cụ phân tích kỹ thuật khác.

Chỉ Số Sức Mạnh Tương Đối RSI (Relative Strength Index)

Chỉ số sức mạnh tương đối (Relative Strength Index) hay còn gọi là RSI, là một trong những chỉ số kỹ thuật phổ biến nhất trong giới giao dịch. Được phát triển bởi J. Welles Wilder vào năm 1978, RSI được sử dụng để đo tốc độ cũng như biến động giá. Chỉ báo cũng giúp xác định các mức vượt mua/vượt bán của thị trường nhằm mua thấp và bán cao.

Cách thiết lập chỉ số.

Để thêm chỉ số RSI vào biểu đồ, nhấn “Insert” – “Indicators” – “Oscillators” và bạn sẽ thấy tùy chọn “Relative Strength Index”.

RSI1.png

Theo mặc định, MetaTrader sẽ thiết lập 14 chu kỳ cho bạn. Bạn có thể thay đổi tham số này nếu muốn. Các nhà giao dịch ngắn hạn thường sử dụng RSI 9 kỳ, trong khi những nhà giao dịch dài hạn lại chọn RSI 25 kỳ. Nhìn chung, khoảng thời gian càng nhỏ thì chỉ báo sẽ càng biến động. 

Giải thích.

Chỉ báo này dao động trong khoảng từ 0 đến 100. Bạn cũng có thể thêm mức 50 làm đường giữa (middle line) của chỉ báo. Nếu RSI nằm trên mức này, đà giá tăng có thể xuất hiện và các nhà giao dịch có thể tìm kiếm cơ hội mua. Khi chỉ số RSI giảm xuống dưới mức 50, đây là dấu hiệu của một xu hướng giảm mới trong thị trường, lúc này, hãy xem xét mở giao dịch bán.Giống như các bộ dao động khác, chỉ báo RSI nhận diện được vùng vượt mua hoặc vượt bán của khối tài sản giao dịch. Đối với RSI, bạn cần theo dõi hai mức 70 và 30. Nếu RSI tăng trên 70, điều này có nghĩa là thị trường đang bị mua vượt mức và có thể điều chỉnh giảm. Nếu chỉ số RSI giảm xuống dưới 30, lúc này khối tài sản giao dịch đang bị bán quá mức và có thể phục hồi.

RSI3.png

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng phương pháp này không phù hợp cho những xu hướng mạnh do RSI khi đó có thể bị mua hoặc bán vượt mức trong thời gian dài. Nếu bạn có đủ những xác minh cho một xu hướng mạnh đang diễn ra trên thị trường, hãy cân nhắc giao dịch bán khi RSI nằm trong vùng vượt mua của một xu hướng giảm và mua khi RSI nằm trong vùng vượt bán của một xu hướng tăng.

RSI4.png

Nói chung, việc để lại vùng vượt mua hoặc vượt bán và chỉ theo dõi các tín hiệu chuyển động của xu hướng sẽ làm tăng độ chính xác của chỉ báo RSI. Ví dụ: nếu RSI vượt quá 30, bạn có thể mua trong xu hướng tăng.Ngoài ra, sự phân kỳ giữa RSI và giá có thể là một tín hiệu đảo chiều của thị trường. Khi mức cao mới của giá không được xác mình bởi mức cao của chỉ báo, nó sẽ tạo ra một tín hiệu tích cực cho một phân kỳ giá giảm (bearish divergence). Ngược lại, phân kỳ giá tăng (bull divergence) được hình hành khi giá giảm thấp hơn mức cũ nhưng mức tối thiểu của RSI lại cao hơn chỉ số trước.

RSI2.png

Chỉ số RSI thường được sử dụng kết hợp với bộ dao động MACD (Moving Average Convergence/Divergence). Nếu chỉ số RSI đo lường sự thay đổi giá liên quan đến mức giá cao và giá thấp hiện tại, thì MACD lại đo lường mối quan hệ giữa hai đường EMA. Sự kết hợp giữa RSI và MACD tạo thành một nhóm chỉ báo mạnh trong giao dịch.

Kết luận.

Một nhà giao dịch thông minh nên hiểu và biết cách vận dụng chỉ số RSI. Bạn cần chắc chắn những phân tích của mình không chỉ được xây dựng trên cơ sở của RSI mà còn dựa trên những nghiên cứu biến động giá cũng như các chỉ báo kỹ thuật khác. Hãy nhớ rằng những tín hiệu của Relative Strength Index là đáng tin cậy trong một xu hướng dài hạn.

Chỉ báo động lượng Momentum

Trong phân tích kỹ thuật, ta được biết đến một thuật ngữ với tên gọi “momentum” (đà tăng) thể hiện sức mạnh đằng sau xu hướng. Momentum được đo bằng một số chỉ báo kỹ thuật khác (RSI, Stochastic, MACD). Mỗi chỉ số lại có cách tiếp cận khác nhau và công thức áp dụng riêng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một chỉ số trong nhóm chỉ số kỹ thuật, Momentum.

Chỉ báo kỹ thuật Momentum đo lường mức độ thay đổi giá của một tài sản trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ báo này so sánh giá đóng cửa gần đây nhất với giá đóng cửa trước đó.

Cách thiết lập chỉ báo

Để thêm chỉ báo Momentum vào biểu đồ, nhấn “Insert” – “Indicators” – “Oscillators” – và chọn Momentum.

5465767.png

Trong MT4, Momentum được thiết lập tham số mặc định là 14, nhưng bạn có thể tùy chỉnh giá trị này. Chỉ báo có thể được áp dụng trên bất kỳ khung thời gian nào. Lưu ý rằng khung thời gian càng nhỏ, hiệu suất sẽ càng nhạy. Ngược lại, trên các khung thời gian lớn, chỉ báo có xu hướng tạo ra nhiều tín hiệu sai hơn.

Giải thích

Momentum dao động xung quanh giá trị trung bình 100. Mức này không được đánh dấu tự động trong MetaTrader, nhưng bạn có thể tự tạo nó. Khi giá trị chỉ số tăng trên 100, nó báo hiệu thị trường đang bị chi phối bởi phe mua. Ngược lại, mức dưới 100 là biểu hiện sự thống trị của phe bán.

Nếu Momentum đạt đến các giá trị tối đa hoặc tối thiểu (so với các giá trị trong quá khứ) xu hướng tăng/giảm hiện tại sẽ được tiếp diễn. Mức chỉ báo cao nhất cho thấy động lực đủ mạnh để giữ giá đi theo xu hướng.

54756.png

Chỉ báo Momentum cũng có thể được sử dụng để xác định tín hiệu vượt mua hay vượt bán trên thị trường. Khi một thị trường vượt bán, sự hồi phục có thể xảy ra. Nếu chỉ báo động lực chạm đáy, đây là dấu hiệu cho tín hiệu mua. Tương tự khi một thị trường vượt mua, sự kháng cự có thể xảy ra. Nếu chỉ báo tăng và giảm xuống, nó sẽ tạo ra một tín hiệu bán.

Bạn có thể kích hoạt đường trung bình động ngắn hạn để xác định điểm đảo ngược xu hướng dễ dàng hơn bằng cách chọn “Moving Average” trong các chỉ số MT4 trên bảng “Navigator” sau đó kéo và thả chỉ báo vào biểu đồ Momentum. Trong cửa sổ hiển thị, chọn “First Indicator’s Data” trong mục “Apply to” của tab “Parameters”.

5668689679.png

Chiến lược ở đây là mua vào khi Momentum giao đường MA theo hướng từ dưới lên và mua khi chỉ báo giao đường SMA theo hướng từ trên xuống. Bằng cách này, thời gian của các tín hiệu sẽ phần nào được cải thiện.

567578.png

Sẽ là khôn ngoan khi chọn các tín hiệu phù hợp với xu hướng bạn đang quan sát trên khung thời gian lớn hơn hoặc sử dụng các chỉ báo xu hướng khác.Chỉ tham gia thị trường sau khi tín hiệu được tạo bởi chỉ báo đã được xác nhận bởi giá. Nếu chỉ báo động lượng đã đạt đến đỉnh, hãy đợi giá bắt đầu giảm và sau đó bán.Momentum thường bắt đầu quay trở lại trước khi giá tăng. Khi chỉ báo lệch khỏi giá, nó có thể được coi là một chỉ báo thể hiện đỉnh tiềm năng (khi chỉ báo Momentum giảm nhưng giá tăng) hoặc đáy (khi chỉ báo tăng giảm).

567568876.png

Kết luận

Bộ dao động Momentum giúp các nhà giao dịch phát hiện ta những thay đổi tinh tế trong phe mua hoặc phe bán. Nó có thể sử dụng để tạo tín hiệu giao dịch, tuy nhiên trong trường hợp này, chúng tôi khuyên bạn nên kết hợp chỉ báo với các tín hiệu biến động giá. Lưu ý rằng Momentum có thể mang lại lợi ích lớn không ngờ nếu nó được sử dụng để xác nhận tín hiệu cung cấp bởi các công cụ khác.

Biên Độ Thực Tế Trung Bình (ATR)

Biên Độ Thực Tế Trung Bình (ATR) là một chỉ báo phản ánh độ biến động của thị trường. Chỉ báo cho thấy mức độ dịch chuyển của một tài sản trong khung thời gian được chỉ định. Nói cách khác, ATR giúp xác định kích thước trung bình của phạm vi giao dịch hàng ngày. Chỉ báo này được phát triển bởi J. Welles Wilder Jr. trong cuốn sách “New Concepts in Technical Trading Systems”.

Giới thiệu về ATR

Chỉ số được tính toán trên cơ sở ‘phạm vi thực’, trong đó, nó sử dụng giá trị tuyệt đối của đỉnh hiện trừ đi giá đóng cửa trước đó hoặc giá trị tuyệt đối của đáy hiện tại trừ đi giá đóng cửa trước đó. ATR đại diện cho đường trung bình động (MA) trong các phạm vi này.

Giá trị của ATR tăng khi giao dịch biến động mạnh (cột nến dài) và giảm với biến động thấp (cột nến ngắn). ATR thường được sử dụng để xác định vị trí tối ưu cho các lệnh dừng lỗ.

Chỉ báo ATR

Cách thiết lập chỉ báo.

Chỉ báo ATR được thiết lập mặc định trong MetaTrader. Bạn có thể thêm chỉ báo này trên biểu đồ bằng cách nhấn “Insert” – “Indicators” – “Oscillators” và chọn “ATR”. 

Thời gian cài đặt mặc định trên nền tảng MetaTrader là 14 chu kỳ. Nếu bạn chọn khoảng thời gian ngắn hơn, chỉ báo sẽ tạo ra nhiều tín hiệu giao dịch hơn, mặc dù số lượng tín hiệu sai cũng sẽ tăng. Ngược lại, nếu bạn chọn khoảng thời gian lớn hơn, số lượng tín hiệu sẽ giảm. 

ATR có thể được sử dụng trên bất kỳ khung thời gian nào lớn hơn H1. 

ATR MetaTrader

Giải thích

Như chúng tôi đã chỉ ra trước đó, Biên Độ Thực Tế Trung Bình có hai tính ứng dụng rất quan trọng. Hãy đi vào tìm hiểu các tính năng này.

Lưu ý rằng trong Metatrader, chỉ báo sẽ hiển thị dưới dạng pip, vì vậy giá trị 0,0025 ATR tương đương với 25 pip. 

Tính năng bộ lọc của ATR

Chỉ báo có thể được sử dụng như một bộ lọc xu hướng. Giá trị chỉ báo càng cao, xác suất thay đổi xu hướng càng lớn; và ngược lại, giá trị chỉ báo càng thấp, chuyển động của xu thế càng yếu. 

Để phân tích xu hướng với ATR, bạn sẽ cần xác định một đường trung tâm. Khi chỉ báo vượt qua đường này, điều này đồng nghĩa với việc những biến động quan trọng nhất trên thị trường đang diễn ra. Không có đường trung tâm cụ thể cho chỉ số này, bạn chỉ có thể ước tính bằng mắt. Như một tùy chọn, bạn có thể sử dụng đường trung bình động (MA) với chu kỳ lớn (ví dụ 100 kỳ). Để thực hiện điều này, hãy chọn MA từ danh sách các chỉ báo xu hướng cho MT4 trong cửa sổ “Điều hướng”, sau đó kéo và thả vào biểu đồ chỉ báo ATR. Khi cửa sổ mới xuất hiện, hãy chọn “First Indicator’s Data ” từ menu danh sách “Apply to” trong tab “Parameters”. 

Khi chỉ báo nằm dưới đường trung bình động, thị trường đang chững lại. Khi ATR vượt qua đường trung bình, đây là tín hiệu bắt đầu xu hướng.

Phân tích biến động cao và thấp trên thị trường qua chỉ số ATR

Để xác nhận một xu hướng, tốt nhất bạn nên áp dụng chỉ báo trong một số khung thời gian nhất định, chẳng hạn như: D1 và H1. Nếu kết quả giống hệt nhau và đường ATR phá vỡ đường MA trên khung thời gian nhỏ hơn, đây là tín hiệu cho thấy thị trường đang biến động.

Chúng tôi khuyên bạn cũng nên thử kết hợp chỉ báo Envelope với ATR. Nguyên tắc hoạt động như với MA. Khi ATR ở dưới đường Envelope, thị trường có độ biến động thấp. Mặt khác, nếu ATR vượt quá đường Envelope, biến động giá đã trở nên dữ dội hơn.  

ATR có thể cho bạn biết tín hiệu để bắt đầu giao dịch. Nếu giá trị của chỉ số lớn hơn 20 (giả sử) thị trường có thể đang biến động mạnh. Thông thường diễn biến này xảy ra khi có một thông tin quan trọng được đưa công bố. Nếu ATR nhỏ hơn 10, giá có khả năng quay vòng với các cột nến nhỏ, do đó tiềm năng lợi nhuận của bạn sẽ bị hạn chế. Nếu bạn nhận ra thị trường biến động tương tự hoặc vượt quá ATR trong ngày thì nhiều khả năng xu hướng đó sẽ không được duy trì trong ngày và bạn không nên mạo hiểm đặt cược vào xu hướng này. Mặt khác, biến động này trên thị trường cũng có ý nghĩa để tìm kiếm các tín hiệu chuyển động theo hướng ngược lại. 

Tính năng tìm điểm thoát thị trường của ATR

ATR giúp các nhà giao dịch thiết lập các lệnh dừng lỗ có tính đến biến động thị trường, áp dụng cho cả lệnh static và trailing stop loss. 

Khi thị trường đang biến động cao, các nhà giao dịch nên đặt điểm dừng lỗ rộng hơn để tránh bị ngừng giao dịch bởi một số độ nhiễu ngẫu nhiên trên thị trườn. Khi độ biến động thấp, bạn có thể thiết lập các điểm dừng lỗ hẹp hơn. Nên thiết lập số điểm dừng bằng 1 đến 4 lần giá trị ATR. 

Chỉ báo Biên Độ Thực Tế Trung Bình

Với các lệnh trailing stop, bạn có thể thiết lập dừng lỗ ở mức 2 x ATR dưới giá vào lệnh khi giao dịch mua hoặc 2 x ATR trên giá vào lệnh khi giao dịch bán. Một cách khác là đặt mức dừng lỗ dưới mức giá cao nhất đạt được sau khi bạn mở một lệnh mua. Khoảng cách giữa mức cao nhất và mức dừng lox được xác định là lớn gấp nhiều lần giá trị ATR. Ví dụ: chúng tôi có thể trừ ba lần giá trị của ATR từ mức cao nhất sau khi bắt mở vị thế.

Kết luận

ATR được sử dụng rộng rãi trong việc tạo ra các hệ thống giao dịch tự động. Chỉ số giúp tạo các bộ lọc cho tính biến động trên tài khoản và điều chỉnh các biến khác nhau cho thị trường. Những người giao dịch thủ công thường không đánh giá cao lợi ích của ATR nhưng không thể phủ nhận tầm quan trọng của chỉ báo trong việc nâng cao hiệu quả giao dịch. 

Chỉ số CCI (Commodity Channel Index)

Commodity Channel Index (CCI) là một chỉ số kỹ thuật được phát triển bởi Donald Lambert vào năm 1980. Chỉ số này báo hiệu tình trạng quá mua/quá bán trên thị trường và giúp các nhà giao dịch đánh giá hướng đi, sức mạnh của một xu hướng cũng như phát hiện các xu hướng mới.

Cách thiết lập chỉ số.

CCI nằm trong bộ chỉ báo mặc định của MetaTrader, vì vậy bạn không cần phải tải chỉ báo về. Để thiết lập, hãy vào “Insert”, chọn “Indicators”, “Oscillators” và bạn sẽ tìm thấy chỉ số Commodity Channel Index. Chỉ số này xuất hiện trong một cửa sổ riêng biệt bên dưới biểu đồ giá.

CCI1.png

CCI phụ thuộc phần lớn vào số chu kỳ được sử dụng để hình thành chỉ số. Khoảng thời gian càng nhỏ, chỉ báo càng biến động và thời gian nằm ngoài khoảng ±100 càng nhiều. Chỉ báo CCI được cài đặt 14 chu kỳ trong MetaTrader. Một thiết lập phổ biến khác là 20 chu kỳ.

Giải thích.

CCI đo lường sự khác biệt giữa giá hiện tại và giá trung bình được ghi lại trước đó. Chỉ số giao động xung quanh đường trung tâm. Khi nó vượt trên mức 0, điều này đồng nghĩa với việc giá cao hơn mức trung bình ghi nhận trước đó. Ngược lại, khi chỉ số giao động dưới mức 0, giá sẽ đạt thấp hơn mức trung bình được ghi nhận. 

Tình trạng quá mua/quá bán. Như bạn có thể thấy, các mức +100 và -100 được đánh dấu trong biểu đồ CCI. Nếu chỉ báo tăng trên mức +100, điều đó có nghĩa là cặp tiền tệ giao dịch đang bị quá mua và xác suất điều chỉnh giảm cao. Khi CCI di chuyển từ mức dương hoặc gần bằng 0 đến -100, đây là dấu hiệu cho một xu hướng giảm mới được hình thành.

Việc giảm xuống dưới mức -100 báo hiệu một xu hướng giảm mạnh và thị trường đang rơi vào tình trạng quá bán. Khi chỉ số CCI đảo ngược từ mức âm hoặc gần bằng 0 và bắt đầu di chuyển lên trên, đây là dấu hiệu cho thấy một xu hướng tăng đang được hình thành.

Lưu ý rằng chỉ báo không có giới hạn trên hoặc dưới nhưng luôn có xu hướng trở về đường trung tâm hoặc không. Do đó, cần tham khảo các bài đọc trước để thấy mức độ đảo ngược giá. Điều này khiến sự đánh giá chỉ số có phẩn hơi chủ quan. 

CCI2.png

Phân kỳ/hội tụ. Phân kỳ xảy ra khi giá tạo thành một mức đỉnh tối đa nhưng CCI tạo thành mức đáy thấp hơn. Nó có thể được xác nhận bởi một sự phá vỡ của CCI dưới 0 hoặc phá vỡ ngưỡng hỗ trợ trên biểu đồ giá. Ngược lại, sự hội tụ xảy ra khi giá hình thành đáy thấp hơn nhưng CCI tạo thành mức đỉnh thấp hơn. Nó có thể được xác nhận bởi một CCI phá vỡ trên 0 hoặc phá vỡ kháng cự trên biểu đồ giá.

CCI3.png

Kết luận 

Cũng như các chỉ số kỹ thuật khác, CCI có những nhược điểm nhất định. Ngoài yếu tố chủ quan mà chúng tôi đã đề cập trước đó, cần lưu ý rằng chỉ báo này di chuyển chậm hơn so với biến động của giá. Do đó, sẽ có độ trễ trong tín hiệu hoặc hình thành các tín hiệu gây nhiễu. Để giải quyết vấn đề này, hãy sử dụng CCI cùng với những phân tích biến động giá cũng như các chỉ báo kỹ thuật khác sẽ xác nhận hoặc từ chối tín hiệu.

Chỉ số Force Index (FI) là gì?

Force Index (FI) là một chỉ số được phát triển bởi Alexander Elder. Chỉ số này đo lường sức mua và bán trong thị trường xu hướng dựa trên giá cả, hướng đi thị trường và khối lượng giao dịch. Đây là ba yếu tố cơ bản của biến động giá theo như Elder đánh giá.

FI có thể xác định một xu hướng cũng như các điều chỉnh tác động tới giao dịch hay thậm chí báo trước các tín hiệu đảo chiều.

Cách thiết lập chỉ báo

Force Index được thiết lập mặc định trong MetaTrader. Bạn có thể thêm chỉ báo này trên biểu đồ bằng cách nhấn “Insert” – “Indicators” – “Oscillators” và chọn “Force Index”.

Force Index.png

FI được tính theo cách sau: giá đóng cửa hiện tại trừ đi giá đóng cửa trước đó và nhân với khối lượng. Sau đó áp dụng đường trung bình động lũy thừa (EMA) trên kết quả tính toán sao cho kết quả hiển thị không phải là biểu đồ, mà là một đường trong cửa sổ chỉ báo. FI có thể được làm tròn bằng cách sử dụng đường MA ngắn hạn (2-10 kỳ) hoặc dài hạn (13 kỳ).

Giải thích

Nếu giá đóng cửa hiện tại cao hơn giá đóng cửa trước đó, chỉ số này sẽ mang giá trị dương. Khi chỉ báo này tăng lên thì nó biểu thị sức mua. Ngược lại, nếu giá đóng cửa thấp hơn giá đóng cửa trước đó thì chỉ báo này sẽ mang giá trị âm và biểu thị sức bán. Do đó, các giao điểm của chỉ số FI với đường trung tâm nên được chú ý. 

Ngoài ra, chỉ báo cũng bao gồm thông tin về khối lượng. Điều này cho phép người dùng đưa ra đánh giá tốt hơn về một xu hướng cũng như động lượng của nó. Khi Force Index đạt đến một mức cao mới, xu hướng tăng hiện tại có thể sẽ tiếp tục. Khi FI trượt xuống mức thấp mới, xu hướng giảm có thể sẽ tiếp tục. Khi FI giảm xuống mức thấp hơn, xu hướng có thể bị đảo ngược.

Picture 2 new cropped.jpg

Nếu một xu hướng mạnh, chỉ số sẽ thay đổi đột ngột. Có nhiều khả năng chỉ số sẽ báo hiệu sự tiếp tục của xu hướng. Đồng thời, nếu giá thay đổi dựa trên quán tính thì FI sẽ chỉ thay đổi một chút. Nếu giá hiện tại tăng nhưng chỉ báo không biến động, điều đó có nghĩa là xu hướng tăng sẽ bị suy yếu.

Dưới đây chúng tôi đã thu thập các tín hiệu khác nhau được cung cấp bởi Force Index. Sử dụng chúng một cách khôn ngoan và đừng quên tận dụng xác nhận từ các công cụ khác.

Tín hiệu Bullish được tạo bởi FI:

  • Chỉ số Force sẽ hiện các đỉnh mới trong một xu hướng tăng (xu hướng tiếp diễn).
  • Các chỉ số Force sẽ giảm xuống dưới 0 trong giai đoạn xu hướng tăng (tức mua đáy).
  • Force Index tăng trên đường trung bình trong một xu hướng giảm (mua trên các điều chỉnh theo xu hướng chính).
  • Chỉ số Force giao đường MA theo hướng đi lên (nếu bạn áp dụng MA cho chỉ báo).
  • Phân kỳ (giá hiện các đáy thấp hơn nhưng FI đạt các đáy cao hơn).

Tín hiệu Bearish do FI tạo ra:

  • Chỉ số Force sẽ hiện các đáy mới trong một xu hướng giảm (xu thế tiếp diễn).
  • Chỉ số Force vượt qua đường trung tâm trong giai đoạn xu hướng giảm (bán ra khi hồi giá).
  • Chỉ số Force giảm xuống dưới đường trung tâm trong một xu hướng tăng (bán trên các điều chỉnh theo xu hướng chính).
  • Chỉ số Force giao đường MA theo hướng đi xuống (nếu bạn áp dụng MA cho chỉ báo).
  • Phân kỳ (giá hiện các đỉnh cao hơn khi FI đạt các đỉnh thấp hơn).

Kết luận, Force Index được coi là một trong những sự kết hợp hàng đầu giữa giá cả và khối lượng. Lưu ý rằng trong giao dịch tiền tệ, FI sử dụng dữ liệu tick volume liên quan đến số lượng giao dịch, do đó một số biến dạng có thể xảy ra. Chỉ số Force hiển thị kết quả tốt nhất khi áp dụng trên các thị trường biến động.   

Sức Mua và Sức Bán (Bull và Bear)

Sức Mua và Sức Bán là các chỉ số dao động được phát triển bởi Tiến sĩ Alexander Elder. Chúng đo lường sức mạnh của phe mua (bull) và phe bán (bear) để đẩy giá theo hướng có lợi, trên hoặc dưới đường cơ sở. Hai chỉ số kết hợp được gọi là chỉ số Elder-Ray. Đường cơ sở thường được xác định bởi Đường trung bình động lũy thừa (EMA) 13 kỳ và được tính toán trên cơ sở giá đóng cửa.

Nguyên tắc hoạt động của chúng rất đơn giản: thị trường thay đổi liên tục, phe mua chuyển thành phe bán và ngược lại. Hai chỉ số này giúp người tham gia thị trường theo dõi quá trình này và tiến hành giao dịch. 

Cách thiết lập chỉ báo.

Sức Mua và Sức Bán được thiết lập mặc định trong MetaTrader. Bạn có thể thêm các chỉ báo này vào biểu đồ bằng cách nhấn “Insert” – “Indicators” – “Oscillators” và chọn “Bull Power”/“Bear Power”.

b1.png

Bạn có thể sử dụng cả hai chỉ số một cách riêng biệt, nhưng sẽ hợp lý khi sử dụng chúng cùng nhau theo đề xuất của Elder. Ngoài hai chỉ số, bạn cũng nên thêm Đường trung bình động lũy thừa (EMA) 13 kỳ trên biểu đồ. Bằng cách kết hợp hai chỉ số dao động và một thiết bị theo dõi xu hướng, bạn có thể tăng hiệu quả tín hiệu đầu vào. Đường trung bình động lũy thừa ở đây hoạt động như một bộ lọc: nó cho thấy một xu hướng, nhờ đó, nhà giao dịch có thể chọn ra những tín hiệu theo hướng đi của xu hướng này.

Giải thích. 

Cả 3 chỉ số tạo nên cơ sở cho một chiến lược giao dịch. 

Thiết lập cho giao dịch mua xảy ra khi các điều kiện sau được đáp ứng:

EMA đang tăng.

Sức Bán đang âm nhưng tăng.

Ngoài ra còn những điều kiện tùy chọn khác:

Đỉnh cuối cùng của chỉ số dao động Sức Mua cao hơn đỉnh trước đó.

Có đường phân kỳ tăng giữa chỉ số Sức Bán và giá (giá đang thiết lập mức đáy thấp hơn, nhưng Sức Bán vẫn cao hơn đáy trước đó).

Tốt hơn không nên mua vào ra nếu Sức Mua có giá trị dương.

b2.png

Thiết lập cho giao dịch bán xảy ra khi các điều kiện sau được đáp ứng:

EMA đang giảm.

Sức Mua đang dương nhưng giảm.

Ngoài ra còn những điều kiện tùy chọn khác:

Đáy cuối cùng của chỉ báo dao động Sức Bán thấp hơn đáy liền kề trước đó.

Có đường phân kỳ giảm giữa chỉ số Sức Mua và giá (giá đang thiết lập mức đỉnh cao hơn, nhưng Sức Mua vẫn thấp hơn đỉnh trước đó).

Tốt hơn không nên bán ra nếu Sức Mua có giá trị âm.

b3.png

Nói chung, chỉ báo Sức Mua/Bán cho đại diện cho các yếu tố đang thúc đẩy thị trường và đưa ra một cơ sở đơn giản nhưng hiệu quả cho chiến lược giao dịch. 

Chỉ báo kỹ thuật phong bì (Envelope) là gì ?

Chỉ báo kỹ thuật phong bì (Envelope) giúp xác định đường biên trên và dưới của phạm vi giao dịch.

Chỉ báo bao gồm 2 đường trung bình động, một đường dịch chuyển phía trên và một đường di chuyển phía dưới. Envelope có thể được sử dụng như các dải dao động xung quanh biến động giá và biểu thị mức vượt mua và vượt bán, bạn cũng có thể sử dụng chúng làm mục tiêu định giá.

Nhiều nhà giao dịch coi Envelope như một biến thể của Dải Bollinger . Nguyên tắc cơ bản của cả hai công cụ là như nhau: sau bất kỳ biến động nào, giá luôn trở lại xu hướng chính.

Cách thiết lập chỉ báo.

Chỉ báo Envelope được thiết lập mặc định trong bộ MetaTrader. Bạn có thể thêm chỉ báo vào biểu đồ bằng cách nhấn “Insert” – “Indicators” – “Trend” sau đó chọn Envelopes. Các đường chỉ báo sẽ xuất hiện trong cùng cửa sổ với biểu đồ giá.

Ví dụ về giao dịch bên trong kênh được tạo bởi các dải Envelope

Khoảng thời gian thiết lập mặc định trong MetaTrader là 14 với độ lệch chuẩn (độ dịch chuyển của MA) được đặt ở mức 0,1%. Bạn có thể điều chỉnh mức độ sai lệch tùy thuộc vào độ biến động của thị trường: độ biến động càng cao thì độ lệch càng lớn. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích đặt độ lệch trên 2%.

Đối với giao dịch trong ngày, chúng ta có thể sử dụng biểu đồ H1, đường trung bình động 10 kỳ và độ lệch 0,3-0,5% sẽ phù hợp với bất kỳ cặp tiền tệ nào.

Trường ‘Shift’ có giá trị mặc định là 0, cho phép đường trung bình động di chuyển lùi hoặc tiến dọc theo trục thời gian. Giá trị 20 di chuyển đường chỉ báo về phía trước 20 vạch, trong khi giá trị -20 sẽ di chuyển chúng trở lại 20 vạch.

Giải thích

Chỉ báo Envelpos hoạt động dựa theo Đường trung bình động do đó có các tính năng và ứng dụng hoạt động như các MA khác. Trước hết, độ dốc của các đường chỉ báo cho thấy hướng đi của xu hướng: nếu các dải Envelopes dốc lên, đây là một xu hướng tăng, trong khi nếu chúng dốc xuống, thì đây sẽ là một xu hướng giảm. Ngoài ra, chỉ báo còn cho thấy rõ sự khởi đầu của một thị trường không biến động khi các đường của chỉ báo nằm ngang.

Có một số cách giải thích cho chỉ báo Envelope.

Đầu tiên, chúng ta có thể giao dịch bên trong kênh được tạo bởi các dải Envelope: mua khi giá chạm đến dải thấp hơn trong một xu hướng tăng và bán khi giá chạm đến dải biên trên trong một xu hướng giảm.

Ví dụ về giao dịch bên trong kênh được tạo bởi các dải Envelope

Khi thị trường bị giới hạn, các bước chuyển động của giá trên dải trên của Envelopes báo hiệu rằng tài sản bị mua vượt mức và có thể sẽ đảo ngược theo hướng đi xuống. Di chuyển đến dải dưới đồng nghĩa với việc thị trường bị bán quá mức và có thể đảo ngược theo hướng đi lên. 

Ví dụ về giao dịch bên trong kênh được tạo bởi các dải Envelope

Đồng thời, khi giá phá vỡ đường biên trên trong xu hướng tăng, đó là tín hiệu xu hướng tăng mạnh và chúng ta có thể thấy sự tăng giá dài hạn. Khi giá giảm xuống dưới đường biên dưới trong một xu hướng giảm, đó là một xu hướng giảm mạnh và giá có thể giảm mạnh.

Các chỉ số phong bì có thể được sử dụng như một phần không thể thiếu trong các chiến lược giao dịch khác nhau. Ví dụ, nó có thể được sử dụng cho chiến lược scalper trên khung thời gian chu kỳ nhỏ. Bởi đây là một loại chỉ báo xu hướng, nó sẽ nhận được kết quả tốt hơn khi kết hợp với các bộ dao động khác.

Chỉ báo Stochastic

Chỉ báo Stochastic được phát triển bởi George C. Lane vào cuối những năm 1950 và kể từ đó, chúng được thường xuyên sử dụng trong giới trader trên toàn thế giới. Chỉ báo này giúp phỏng đoán xung lượng (momentum) thị trường và so sánh giá đóng cửa với một mức giá trong một khoảng thời gian nhất định. Ý tưởng đằng sau chỉ báo là thực hiện đóng cửa gần mức giá cao trong một thị trường xu hướng tăng (bullish) và đóng gần mức giá thấp trong thị trường xu hướng giảm.Stochatics có thể giúp ta nhận ra các trường hợp vượt mua hay vượt bán của khối tài sản giao dịch. Nó báo hiệu sức giảm trong xung lượng thị trường. Điều này cũng có nghĩa là xu hướng có thể đảo ngược. Như vậy, bằng việc quan sát chỉ báo này, bạn có thể thu được những ý tưởng và tín hiệu giao dịch.

Cách thiết lập chỉ báo.

Stochatics được thiết lập mặc định trong MetaTrader. Bạn có thể thêm chỉ báo này vào biểu đồ bằng cách nhấn “Insert” – “Indicators” – “Oscillators” và chọn “Stochastic Oscillator”.

Stochastic1.png

Stochastic Oscillator được sử dụng trên tất cả các khung thời gian với cài đặt mặc định là 5, 3, 3. Hai mức các cài đặt khác cũng thường được sử dụng cho Stochatics bao gồm 14, 3, 3 và 21, 5, 5; trong đó, mức 5,4 thường được thiết lập cho Fast Stochatics, mức 14, 3 cho Slow Stochatics và 14, 3, 3 cho Full Stochatics.Fast Stochatics phản ứng nhanh hơn với những thay đổi giá thị trường, trong khi Slow Stochatics làm giảm số lượng giao cắt (crossover) giả, nhờ đó các tín hiệu sai cũng được sàng lọc. Như vậy, tùy thuộc vào mục đích giao dịch mà bạn có thể lựa chọn được các tham số phù hợp.

Cách vận dụng chỉ báo.

Stochastic được tính toán trong khung % từ 0 đến 100 với 2 đường cấu tạo: đường nhanh, hay còn gọi là %K (đường liền màu lục) và đường chậm, hay %D (đường đứt nét màu đỏ). Đường %D là đường trung bình động của % K.Các đường này giao nhau khi xung lượng (momentum) thay đổi. Ta nhận được tín hiệu mua khi %K (xanh) cắt vượt qua %D (đỏ) theo hướng từ dưới lên. Ngược lại, đây là tín hiệu bán tốt khi %K cắt qua %D theo hướng từ trên xuống.Giống như các chỉ báo khác, Stochatics không đưa ra được 100% các tín hiệu có lãi. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng 2 cách làm tăng tính chính xác hơn cho tín hiệu của chỉ báo:1. Sử dụng các tín hiệu được tạo ra trong quá trình giao nhau tại vùng cực (trên 80 đối với tín hiệu bán và dưới 20 đối với tín hiệu mua).

Stoch 12.png

2. Xem xét xu hướng trong các khung thời gian dài hơn và đưa ra giao dịch phù hợp với nó. Ví dụ: nếu bạn sử dụng Stochastic trên khung thời gian H1, hãy kiểm tra xu hướng trên H4. Trường hợp đây là xu hướng tăng mạnh, hãy bỏ qua tín hiệu bán vì giá lúc này có thể sẽ ở trong vùng vượt mua một thời gian dài. Thay vào đó, hãy tập trung vào các tín hiệu mua được tạo ra từ Stochatics và thu về lợi nhuận cho giao dịch xu hướng.

Stoch2.png

Bên cạnh tính ứng dụng kể trên, cũng giống như các bộ chỉ báo dao động khác, hãy chú ý đến trường hợp Stochastic Oscillator phân kỳ với biểu đồ giá. Tín hiệu bán xảy ra khi giá tiếp tục tạo ra mức cao nhưng Stochastic lại hình thành mức thấp (phân kỳ giảm). Tín hiệu mua xuất hiện khi mức giá thấp mới không được xác nhận bởi bộ dao động.

stoch3.png

Ngoài các yếu tố kể trên, để giao dịch hiệu quả, chúng ta cũng nên kết hợp Stochastic Oscillator với các công cụ phân tích kỹ thuật khác, chẳng hạn như đường Trung bình Động (Moving Averages), Heiken Ashi, Alligator, v.v.

Kết luận.

Stochastic Oscillator là một công cụ phân tích kỹ thuật mạnh với hiệu quả ứng dụng cao. Chỉ báo được coi là nền tảng của một hệ thống giao dịch tốt.

Chí báo kỹ thuật MACD (Đường Trung Bình Động Hội Tụ/Phân Kỳ)

MACD là một trong những công cụ kỹ thuật mạnh nhất trong kho vũ khí của nhiều trader. Chỉ báo này được sử dụng để kiểm tra sức mạnh và hướng đi của xu hướng cũng như xác định các điểm đảo chiều.

Chỉ báo MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence hay còn gọi là Đường trung bình động hội tụ phân kỳ, chỉ số này thể hiện mối quan hệ giá giữa hai Đường Trung Bình Động.

Cách thiết lập chỉ báo.

MACD nằm trong bộ chỉ báo mặc định của MetaTrader, vì vậy bạn không cần phải nó tải về. Để thiết lập, bạn đi đến mục “Insert”, chọn “Indicators” – “Oscillators” và bạn sẽ tìm thấy MACD. Chỉ báo này xuất hiện trong một cửa sổ riêng biệt bên dưới biểu đồ giá.

Chỉ báo MACD trong metatrader

Các cài đặt truyền thống bao gồm đường trung bình giá EMA 12-26 và đường tín hiệu (SMA) chu kỳ 9 ngày. Bạn có thể chọn các tham số khác tùy thuộc vào phong cách và mục tiêu giao dịch của mình. Ví dụ, chỉ báo MACD (5,35,5) nhạy hơn và có thể phù hợp hơn cho các biểu đồ tuần.

Việc tăng chu kỳ đường tín hiệu sẽ làm giảm số lượng tín hiệu chéo, tránh được các tín hiệu sai. Tuy nhiên, tín hiệu giao dịch sẽ xảy ra muộn hơn so với khi sử dụng đường tín hiệu chu kỳ ngắn.

Chỉ báo có thể áp dụng cho bất kỳ khung thời gian nào, nhưng tốt nhất là bạn nên chọn những khung từ H1 trở lên.

Phương thức hoạt động của chỉ báo.

Ý tưởng chính đằng sau chỉ báo MACD là lấy đường trung bình động ngắn hạn trừ cho đường trung bình động dài hạn. Bằng cách này, nó biến một chỉ báo theo xu hướng (trend) trở thành xung lượng (momentum), nhờ vậy mà MACD mang đặc tính của cả hai chỉ số trên.

MACD không có giới hạn và nhận 0 là tâm giá trị tham chiếu; chỉ báo bao gồm các dao động của đường trung bình động hội tụ, giao nhau và phân kỳ.

Sự hội tụ xảy ra khi các đường trung bình động hướng về nhau. Sự phân kỳ diễn ra khi các đường trung bình động di chuyển ra xa nhau. Biểu đồ tần số (MACD histogram) nằm trên đường 0 khi MA 12 kỳ ở trên MA 26 kỳ; ngược lại,biểu đồ này sẽ nằm dưới 0 khi MA ngắn ở dưới MA dài. Kết quả là biểu đồ tần xuất dương (hướng lên) báo hiệu xu hướng giá tăng (bullish), trong khi biểu đồ tần xuất âm (hướng xuống) báo hiệu xu hướng giảm (bearish).

Chỉ báo về xu hướng tăng và xu hướng giảm

Cách vận dụng chỉ báo.

Nói chung, thị trường sẽ tăng giá khi chỉ số MACD ở trên mức 0 và giảm khi nó xuống dưới 0.

MACD cung cấp cho các nhà giao dịch một số loại tín hiệu: giao nhau với đường tín hiệu, mua/bán vượt mức, giao nhau với đường trung tâm và sự phân kỳ.

1. Giao nhau với đường tín hiệu

Sự giao nhau giá tăng xảy ra khi đường MACD bắt đầu đi lên và vượt qua đường tín hiệu. Sự giao nhau giá giảm xảy ra khi chỉ số MACD bắt đầu giảm và vượt qua đường tín hiệu theo hướng đi xuống.

Chỉ báo MACD hoạt động tốt nhất trong các xu hướng với phạm vi giá khá hẹp. Chiến lược hợp lý có thể áp dụng trong các trường hợp này là thiết lập một xu hướng, sau đó chỉ sử dụng các tín hiệu MACD phù hợp với xu hướng này.

Bạn có thể thấy trong hình vẽ dưới đây, trong một xu hướng giảm, việc lựa chọn giao dịch ở vị thế giao nhau giữa chỉ số MACD âm và đường tín hiệu và một chiến lược khôn ngoan lúc này.

giao thoa âm với đường tín hiệu

2. Mua/bán vượt mức

MACD có thể được sử dụng như một chỉ báo dao động. Như chúng ta đều biết, thị trường luôn có xu hướng trở về mức cân bằng, điều này cũng đúng đối với MA, đường MA nhanh cũng có xu hướng di chuyển về mức chậm. Sự phân kỳ giữa các đường trung bình động (MA) càng lớn (sự chênh lệch của đường tín hiệu và đường MACD tạo thành biểu đồ tần suất, MACD histogram) kết hợp với gia tăng tín hiện tăng/giảm giá trong thị trường cũng như xác suất điều chỉnh giá sẽ làm tăng khả năng MACD quay trở về mốc 0.

Dựa vào đó, chúng ta có thể sử dụng các mức đỉnh trên/dưới của MACD làm dấu hiệu vượt mua/ vượt bán của thị trường. Do chỉ báo không có giới hạn trên hoặc dưới, bạn nên đánh giá các cực trị bằng cách so sánh trực quan các mức MACD. Lưu ý rằng loại tín hiệu này cần nhận thêm xác minh từ các biến động giá hoặc các chỉ báo kỹ thuật khác.

Mức mua quá mức / bán quá mức

3. Giao nhau với đường trung tâm

Khi đường trung tâm (zero line) giao cắt với MACD hướng lên và trả về giá trị MACD dương, đây có thể coi là dấu hiệu của một xu hướng tăng. Ngược lại, khi giao cắt giữa đường trung tâm và MACD hướng xuống trả về giá trị âm, đây là dấu hiệu của một xu hướng giảm.

Ở đây, MACD đưa ra tín hiệu giao dịch tương tự như hệ thống hai đường trung bình động. Chiến lược áp dụng trong trường hợp này là thực hiện giao dịch mua khi MACD tăng vượt đường trung tâm (duy trì giao dịch cho tới khi chỉ báo trở về dưới 0) và thực hiện giao dịch bán khi MACD nằm dưới đường trung tâm (đóng giao dịch khi chỉ báo trở lại trên mức 0). Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thực sự hữu ích khi xuất hiện xu hướng mạnh. Trong thị trường biến động ngang giá, chiến lược này có thể dẫn đến thua lỗ.

Crossover đường zero

4. Phân kỳ

Ngoài ra, hãy chú ý đến sự phân kỳ/hội tụ giữa chỉ báo và giá cả. Phân kỳ tăng (Bullish Convergence) được hình thành khi giá xuống mức thấp hơn, trong khi giá trị đỉnh dưới của biểu đồ tần xuất MACD tăng lên (tín hiệu mua). Hội tụ giảm (Bearish Divergence) được hình thành, khi giá tăng lên mức cao hơn, trong khi giá trị đỉnh trên của MACD hạ xuống (tín hiệu bán).

hội tụ phân kỳ giữa chỉ tiêu và giá

Ưu và nhược điểm.

Một trong những ưu điểm lớn nhất của MACD là nó bao gồm cả chỉ báo xu hướng (trend) và động lượng (momentum). Tuy nhiên, giống như tất cả các chỉ báo kỹ thuật khác, MACD không hoàn hảo. Nhược điểm lớn nhất của nó là cung cấp tín hiệu muộn hơn so với biến động giá. Ngoài ra, MACD cũng không cung cấp sẵn mức dừng lỗ hay chốt lời.

Kết luận.

MACD là một chỉ báo kỹ thuật hữu ích. Nó tạo ra nhiều tín hiệu khác nhau và là nền tảng vững chắc cho một hệ thống giao dịch. Các bạn có thể sử dụng kết hợp MACD với các công cụ phân tích kỹ thuật khác để lọc ra tín hiệu sai, giúp đem lại hiệu quả tối ưu trong giao dịch.

Chỉ báo Relative Vigor Index (RVI) là gì?

Chỉ báo Relative Vigor Index (RVI) đo lường sức mạnh của một xu hướng bằng cách so sánh giá đóng cửa của tài sản với phạm vi giao dịch của nó và đơn giản hóa kết quả. Chỉ số này được tạo ra dựa trên ý tưởng rằng trong một thị trường tăng giá thì giá đóng cửa thường sẽ cao hơn giá mở cửa. Ở khía cạnh này, RVI khá giống với chỉ báo Stochastic Oscillator. Sự khác biệt giữa hai chỉ báo này là RVI so sánh giá đóng cửa với giá mở cửa, không phải với mức giá thấp.

Cách thiết lập chỉ báo.

RVI nằm trong bộ chỉ báo mặc định của MetaTrader, vì vậy bạn không cần phải tải chỉ báo về. Để thiết lập, hãy vào “Insert”, chọn “Indicators”, “Oscillators” và bạn sẽ tìm thấy chỉ số RVI. Chỉ báo này xuất hiện trong một cửa sổ riêng biệt bên dưới biểu đồ giá.

RVI1.png

10 được coi là thiết lập thời gian phù hợp nhất. Chỉ báo này bao gồm 2 đường. Một đường là RVI, đường kia là đường tín hiệu 4 giai đoạn và cũng là đường trung bình động của chỉ báo.  

Diễn giải.

RVI dao động trên một đường trung tâm. Nó được diễn giải theo cùng một cách như các bộ dao động khác như chỉ báo MACD và RSI. Cụ thể, RVI hiển thị khi thị trường quá mua hoặc quá bán và gửi tín hiệu phân kỳ tới biểu đồ giá. Điều kiện quá mua/quá bán. Khi thị trường dao động đi ngang, hãy căn cứ vào RVI để thoát khỏi các khu vực quá mua (cao) hoặc quá bán (thấp) dưới dạng tín hiệu bán/mua. Lưu ý rằng chỉ báo không cung cấp các mức chính xác cho các khu vực quá mức và quá mua, vì vậy các nhà giao dịch cần tự phát hiện ra các vị trí này. Ngoài ra, các bạn cũng cần phải lưu ý rằng các bộ dao động có thể duy trì ở mức cao nhất trong một khoảng thời gian dài. Giao nhau với đường tín hiệu. Hãy để mắt tới sự giao nhau giữa đường RVI và đường tín hiệu. Khi chỉ báo tăng lên trên đường tín hiệu, đây là dấu hiệu giá tăng. Khi chỉ báo đi xuống dưới đường tín hiệu, nó sẽ báo hiệu cho sự giá giảm. 

RVI2.png

Hội tụ/phân kỳ. Nếu mức giá đỉnh mới cao hơn đỉnh trước đó, trong khi đỉnh RVI mới lại thấp hơn đỉnh trước đó (tức hội tụ giảm giá), bạn hãy xác định vị trí RVI cắt ngang đường tín hiệu theo hướng đi xuống rồi bán ra. Nếu mức giá đáy mới thấp hơn đáy trước đó, trong khi đáy RVI mới cao hơn đáy trước đó (tức hội tụ tăng giá), hãy tìm vị trí RVI cắt ngang đường tín hiệu theo hướng đi lên rồi thực hiện giao dịch mua vào.

RVI3.png

Mặc dù RVI có ích trong giao dịch nhưng không thể tránh khỏi việc cung cấp các tín hiệu sai, do đó nó cần được dùng chung với các chỉ báo và công cụ giao dịch khác.

Chỉ báo Heiken Ashi

Chỉ báo Heiken Ashi đại diện cho một loại nến cụ thể, khác biệt so với các loại nến mà ta thường thấy ở biểu đồ nến Nhật. Trong tiếng Nhật, “Heiken Ashi” có nghĩa là thanh nến ở giữa. Phương pháp này được phát minh bởi Munehisa Homma vào những năm 1700.

Cách áp dụng chỉ báo này

Mục đích chính của chỉ bào này là nhằm lọc tín hiệu nhiễu trên thị trường. Như bạn có thể nhớ, nến Nhật đơn giản chỉ mô phỏng giá mở, giá đóng, giá đỉnh và giá đáy trong một thời gian cụ thể. Chỉ báo Heiken Ashi sử dụng một công thức cụ thể có sẵn sau đây:

Heikin-Ashi Mở = [Giá Mở (nến trước) + Giá Đóng (nến trước)] / 2

Heikin-Ashi Đóng = (Giá Mở + Giá Đỉnh + Giá Đáy + Giá Đóng) / 4

Heikin-Ashi Đỉnh = Max (Giá Đỉnh, Giá Mở hoặc Giá Đóng)

Heikin-Ashi Đáy = Min (Giá Đáy, Giá Mở hoặc Giá Đóng)

Dĩ nhiên là chỉ báo này đếm mọi thứ một cách tự động. Tuy vậy, bạn vẫn cần phải hiểu rõ gốc gác của nến Heiken Ashi và nhận thức được rằng khi nến Heiken Ashi tăng vọt cũng không có nghĩa là giá thực sự đã đạt đến mức đó mà chỉ báo này đơn giản chỉ cho ta thấy xu thế.

Dưới đây là một biểu đồ nến Nhật thường thấy:

Biểu đồ nến Nhật

Và đây là những cây nến Heiken Ashi trong cùng một khoảng thời gian (bản thân biểu đồ giá cũng có dạng đồ thị đường):

Biểu đồ nến Heiken Ashi

Nếu so sánh biểu đồ nến đơn giản với biểu đồ nến Heiken Ashi thì bạn sẽ thấy loại biểu đồ sau trông mượt hơn do nó lấy giá trị bình quân của chuyển động giá. Lưu ý rằng biểu đồ nến Heiken Ashi thường có màu tăng giá (bất kể màu nào mà bạn chọn khi cài đặt – ở đây là màu xanh lá) ở xu thế đi lên và màu giảm giá ở xu thế đi xuống (màu đỏ). Giá hiện tại của biểu đồ Heiken Ashi có thể khác với giá hiện tại của tài sản tài chính mà bạn đang giao dịch. Trong biểu đồ Heiken Ashi cũng không có khoảng trống.

Cách vận dụng chỉ báo này

Để thêm chỉ báo Heiken Ashi vào biểu đồ, hãy nhấp vào lệnh “Insert”, chọn “Indicators” ròi chọn “Custom”, và thế là bạn sẽ có thể chọn “Heiken Ashi”.

Cách sử dụng

Việc quan sát các nến Heiken Ashi có thể giúp thấy được nhiều điều về thị trường:

     Nến tăng giá không có bóng nến dưới báo hiệu xu thế tăng mạnh.     Nến giảm giá không có bóng nến trên báo hiệu xu thế giảm mạnh.     Các nến có thân nến nhỏ và có đủ cả bóng trên và bóng dưới (tức doji) là dấu hiệu cho thấy xu thế có sự thay đổi.

Nến tăng giá không có bóng nến dưới

Có thể dùng chỉ báo Heiken Ashi cho nhiều mục đích như sau:

     Để đo sức mạnh của xu thế. Nếu xu thế đang mạnh thì trader có thể đeo bám nó và kiếm lời khi giao dịch theo hướng của nó.     Để xác định sự đảo chiều. Một khoảnh khắc đảo chiều trong một xu thế sẽ cho phép đóng lại giao dịch theo xu hướng trước đó hay cho phép tham gia vào một xu thế mới.

Bạn nên dùng chỉ báo Heiken Ashi kết hợp với các chỉ báo khác như Chỉ Báo Dao Động Stochastic. Một chiến lược giao dịch đơn giản vận dụng đồng thời hai chỉ báo này sẽ giả định việc mở giao dịch mua vào khi chỉ báo dao động Stochastic thoát khỏi vùng bán quá mức và xuất hiện nến đảo chiều ở biểu đồ Heiken Ashi. Với cùng một logic tương tự, nên mở một giao dịch bán khi chỉ báo dao động Stochastic thoát khỏi vùng mua quá mức và xuất hiện nến đảo chiều giảm giá ở biểu đồ Heiken Ashi. Bạn có thể xem ví dụ về tín hiệu bán từ biểu đồ Heiken Ashi và chỉ báo Dao Động Stochastic ở biểu đồ dưới đây:

Chỉ báo Heiken Ashi kết hợp với các chỉ báo khác

Bạn cũng có thể xác định mức hỗ trợ, mức kháng cự cũng như các mô hình giá và mô hình biểu đồ ở trên biểu đồ Heiken Ashi.

Khung thời gian. Nếu bạn là trader trong ngày, hãy dùng chỉ báo Heiken Ashi với khung thời gian từ M5 đến H1. Còn nếu bạn là trader theo kiểu swing và giữ vị thế mở trong nhiều ngày thì bạn có thể dùng chỉ báo Heiken Ashi với khung thời gian H4 và D1.

Cặp tiền tệ. Bạn có thể dùng chỉ báo Heiken Ashi cho bất kỳ cặp tiền nào, song chỉ có thể đạt kết quả tốt nhất khi dùng nó cho các cặp có đồng JPY (EUR/JPY, GBP/JPY, CAD/JPY) do các cặp này có xu thế biến động nhiều hơn.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm chính của chỉ báo Heiken Ashi là nó lọc tín hiệu xấu (tín hiệu nhiễu trên thị trường) và giúp trader dễ dàng phát hiện tín hiệu giao dịch tốt, nhờ đó giúp việc phân tích thị trường được dễ dàng hơn.

Hạn chế của chỉ báo Heiken Ashi là nó có độ trễ so với giá, song điều này cũng tự nhiên do chỉ báo này cần có giá để tạo nên giá đỉnh, giá đáy và giá đóng cửa để từ đó tính ra được giá trị của nó.

Tóm lại: chỉ báo Heiken Ashi là một công cụ phân tích mạnh mẽ cho phép các trader tập trung vào các tín hiệu tham gia thị trường tốt nhất cũng như lướt theo xu thế được lâu nhất. Hãy dùng chỉ báo Heiken Ashi cùng với các chỉ báo kỹ thuật khác và phân tích hành động giá.

Phân tích cơ bản

Các yếu tố cơ bản ảnh hướng đến tỷ giá hối đoái

1. Các chỉ số kinh tế

Các chỉ số kinh tế là các mẩu thông tin về kinh tế và dữ liệu tài chính được công bố bởi các cơ quan tư nhân và chính phủ. Những thống kê này giúp chúng ta theo dõi các diễn biến của thị trường và phản ứng lại với những thay đổi nhỏ nhất. Để phản ứng phù hợp với các tin tức kinh tế được công bố, bạn cần hiểu về mối quan hệ giữa các báo cáo thống kê và tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ. Bây giờ chúng tôi muốn giới thiệu các chỉ tiêu kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất và tác động rõ ràng đến giá cả của các loại tiền tệ.

pic2.jpg

Các chỉ báo đầu ra: GDP, sản xuất công nghiệp, doanh số bán lẻ. Bất kỳ sự gia tăng nào trong dữ liệu được công bố sẽ cho chúng ta biết rằng kinh tế đang tăng trưởng. Nếu các bản tin phát ra mạnh, hãy tìm kiếm sự đánh giá cao giá trị tiền tệ.

Các chỉ báo tâm lý thị trường: tâm lý sản xuất và tâm lý tiêu dùng. Nhóm chỉ số này như là thước đo tâm lý của người tiêu dùng hoặc nhà đầu tư. Họ càng chi tiêu/đầu tư càng nhiều, thì nền kinh tế và đồng tiền của quốc gia càng mạnh.

Các chỉ báo thị trường lao động: tỷ lệ thất nghiệp, bảng lương, các thay đổi việc làm/thất nghiệp, số đơn thất nghiệp. Số lượng có việc làm càng cao, càng tốt cho đồng tiền của quốc gia (ngược lại với tỷ lệ thất nghiệp).   

Các chỉ số thị trường nhà ở: số phê duyệt /Giấy phép/Chấp thuận xây dựng, số căn nhà bắt đầu xây dựng; doanh số bán nhà mới, doanh số bán nhà sẵn có và doanh số nhà chờ bán. Nếu có một dấu hiệu gia tăng các hoạt động kinh tế trong thị trường nhà ở, điều đó có nghĩa là nền kinh tế quốc gia đang khỏe. Điều này là nguyên nhân dẫn đến tỷ giá đồng tiền của quốc gia tăng lên.

Lạm phát: CPI, PPI, WPI, RPI. Lạm phát cao hơn có tác động tiêu cực đối với đồng tiền của quốc gia, trong khi lạm phát thấp hơn có tác động tích cực.Tuy nhiên trong ngắn hạn, CPI và những chỉ số lạm phát khác có thể có một tác động ngược lại lên tiền tệ. Có sự tăng mạnh trong tỷ lệ lạm phát có thể đẩy ngân hàng Trung ương tăng lãi suất của nó. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến tỷ giá hối đoái của đồng tiền quốc gia này tăng lên.

Cán cân thương mại: tổng giá trị xuất khẩu của quốc gia trừ đi tổng giá trị nhập khẩu; >0 có nghĩa là thặng dư, <0 có nghĩa là thâm hụt. Khi một quốc gia có cán cân thương mại thặng dư, nhu cầu về tiền từ những đối tác mua ở nước ngoài tăng lên, vì vậy đồng tiền của quốc gia đó được định giá cao lên. Ngược lại, một sự thâm hụt trong cán cân thương mại dẫn đến sự mất giá đồng tiền quốc gia đó.

Cán cân tài khoản vãng lai: cán cân giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ, trả lãi và lợi nhuận giữa những người cư trú trong một quốc gia và đối tác ở nước ngoài; >0 có nghĩa là thặng dư, <0 có nghĩa là thâm hụt. Thâm hụt có nghĩa là đất nước đó đã chi tiêu nhiều hơn số tiền thu được, và điều đó có nghĩa là nó đang vay vốn từ nước ngoài để giảm mức thâm hụt. Tác động lên đồng tiền của quốc gia đó mang nghĩa tiêu cực. Thặng dư, ngược lại, có tác động tích cực lên đồng tiền của quốc gia.

2. Chính sách tiền tệ của các Ngân hàng Trung ương

Lãi suất. Tất cả các ngân hàng Trung ương thiết lập mức lãi suất chính sách chính, hay lãi suất tái cấp vốn của họ. Có hai loại chính sách tiền tệ: nới lỏng (giảm lãi suất trong trường hợp nền kinh tế quốc gia cần thúc đẩy; tác động lên đồng tiền của quốc gia đó là tiêu cực) và chính sách thắt chặt (tăng lãi suất để giảm tỷ lệ lạm phát; tác động của nó lên đồng tiền của quốc gia là tích cực).

Mua vào trái phiếu. Thỉnh thoảng các Ngân hàng Trung ương mua vào khối lượng lớn trái phiếu chính phủ nhằm tăng khối lượng tiền trong lưu thông; bằng cách làm như vậy họ cố gắng làm cho các khoản cấp tín dụng trở nên rẻ hơn và thúc đẩy kinh tế phát triển. Có những giải pháp tiền tệ không thông dụng dẫn đến mất giá đồng tiền. Ngân hàng Trung ương mua vào trái phiếu chính phủ dẫn đến lượng cung tiền cao hơn được biết đến là chính sách nới lỏng định lượng (QE).

3. Sức khỏe tài chính của Chính phủ. Cân bằng ngân sách và nợ. Nếu một quốc gia chìm trong nợ, nó sẽ ít hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, bởi vì khoản nợ công lớn sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát. Thêm vào đó, nợ lớn sẽ là mối lo ngại cho nhà đầu tư nước ngoài liệu rằng có rủi ro quốc gia đó “vỡ nợ. Trong trường hợp đó, cầu về tiền của quốc gia này sẽ giảm xuống và tỷ giá ngoại hối của nó sẽ giảm xuống.

4. Dòng tin tức:

  • Tin tức chính trị, xã hội và các tin tức khác.
  • Dự báo kinh tế từ IMFM, OECR, World Bank – Ngân hàng thế giới và các tổ chức khác.
  • Các thay đổi xếp hạng tín dụng của Moody, Fitch, S$P và các tổ chức khác.

Các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng tìm đến các quốc gia có nền chính trị và kinh tế ổn định. Đó là lý do tại sao tác động của các tin tức về tình trạng bất ổn hoặc hỗn loạn về chính trị kéo đầu tư ra khỏi các quốc gia bị ảnh hưởng. Kết quả là, đồng tiền của quốc gia đó bị giảm giá bởi vì dòng chảy ngược trở về nước ngoài của các nhà đầu tư nước ngoài.   Thỉnh thoảng thậm chí với các quốc gia có chính trị ổn định trải qua các rối loạn xã hội, sự thay đổi nội các chính phủ và những thay đổi quan trọng về lập pháp. Tất cả những sự kiện này cũng có thể ảnh hưởng đến đồng tiền. Kết quả bất ngờ của cuộc bầu cử hoặc trưng cầu dân ý có thể dẫn đến biến động rất lớn về tiền tệ (bạn có nhớ tác động chiến thắng của Ông Trump hoặc hậu quả của cuộc bỏ phiếu “rời bỏ – leave” ở Anh Quốc chứ). Các bài phát biểu mang tính chính trị của người đứng đầu của các quốc gia, cam kết của các ngân hàng Trung ương có thể làm cho giá của đồng tiền dao động.

Những thay đổi đáng kể trong tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền cũng có thể được gây ra bởi các dòng tin tức của một loại khác. Chúng tôi đang nói về các dự báo kinh tế từ các tổ chức tài chính như là IFM, OECR, World Bank, hoặc các thay đổi trong xếp hạng tín dụng của Moody, Fitch, S&P và các tổ chức khác.

Cuối cùng là, một vài sự kiện thật sự bất ngờ như là động đất và các thiên tai khác. Những sự kiện này tác động tiêu cực đối với các nền kinh tế và, do đó cũng tiêu cực đối với tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, mối liên hệ không phải luôn luôn đơn giản. Ví dụ như, trở lại năm 2011, đồng Yên Nhật thực sự mạnh lên sau một trận động đất ở Nhật: lý do là các nhà đầu tư cảm nhận đồng Yên Nhật là kênh đầu tư an toàn và đồng tiền này đã tăng suốt quãng thời gian mà rủi ro của thị trường giảm giá đồng tiền xuống. 

Ngân hàng trung ương: chính sách tiền tệ có tác động đến tỷ giá hối đoái

Ngân hàng trung ương là mắt xích then chốt trong hệ thống tài chính của một đất nước. Nó kiểm soát lượng cung tiền, lãi suất và đồng nội tệ. Ngoài ra, một ngân hàng trung ương thường giám sát hệ thống các ngân hàng thương mại của quốc gia đó. Các ngân hàng trung ương có nhiều chức năng quan trọng. Một trong những chức năng chính là duy trì ổn định giá cả bằng cách kiểm soát lạm phát. Ngân hàng trung ương có nghĩa vụ thúc đẩy sức khỏe nền kinh tế của quốc gia.Các ngân hàng trung ương có tác động đến thị trường. Sự can thiệp của ngân hàng trung ương là một trong những biểu hiện thường thấy. Họ tham gia thị trường ngoại hối để mua hoặc bántiền tệ nhằm tác động đến tỷ giá hối đoái. Một cách khác để can thiệp là tung ra các thông tin cần thiết vào thị trường. Cách làm đó được gọi là sự can thiệp bằng lời.Để hiểu rõ về chính sách của một ngân hàng trung ương, bạn cần phải biết các mục tiêu chính, nhiệm vụ cơ bản, lịch trình và thời gian tổ chức các cuộc họp của họ. Ngoài ra, bạn cần có khả năng dự đoán các tác động tiềm tàng của nó lên giá trị tương lai của đồng tiền bị ảnh hưởng.

Cục Dự Trữ Liên Bang (Fed) là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Fed bao gồm 12 Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang cấp khu vực, toạ lạc ở các thành phố lớn trong cả nước. Họ thu thập các thông tin kinh tế để giúp Fed lựa chọn chính sách tiền tệ phù hợp. Quyết định chính sách tiền tệ tại Fed được thực hiện bởi Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (FOMC) bao gồm 7 thành viên của Hội Đồng Thống Đốc và 5 chủ tịch Ngân Hàng Dự Trữ.Cuộc họp the FOMC là một trong những sự kiện được trông đợi nhất và có tác động rất lớn đến thị trường Forex. Fed công bố lãi suất (lãi suất quỹ liên bang), đưa ra triển vọng kinh tế có tác động đến nó quyết định lãi suất của họ và cung cấp một số gợi ý về các thay đổi trong những tuyên bố tương lai.  Theo sau các cuộc họp là các buổi họp báo (thường rơi vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12), vốn sẽ quan trọng nhất vì tỉ giá sẽ thay đổi lúc đó.Ngoài ra, lưu ý rằng 3 tuần sau mỗi cuộc họp, ngân hàng trung ương sẽ công bố biên bản họp của họ. Tài liệu này chứa thông tin về quyết định trước đó và có thể có các ý định của Fed về chính sách tiền tệ trong tương lai.Trong khi thực hiện các quyết định chính sách, Cục Dự Trữ Liên Bang sẽ xem xét các chỉ báo kinh tế như tăng trưởng GDP, CPI lõi, chỉ số giá PCE lõi, thu nhập bình quân theo giờ, bảng lương phi nông nghiệp.Trader sẽ cố gắng dự đoán những hành động của Fed và kỳ vọng làm tăng hay giảm giá USD của họ.

Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) là ngân hàng trung ương của 19 quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu sử dụng đồng tiền chung euro vào năm 2002.Nhiệm vụ chính của họ là xác định và triển khai chính sách tiền tệ cho khu vực đồng euro; phụ trách quản lý các ngân hàng quốc gia của các thành viên khu vực đồng euro; tiến hành hoạt động ngoại hối; thúc đẩy các hệ thống thanh toán vận hành liên tục và lo việc dự trữ ngoại hối của khu vực đồng euro.ECB đưa ra quyết định chính sách tiền tệ sau mỗi 6 tuần. Theo sau các quyết định này là các cuộc họp báo và có ảnh hưởng lớn đến diễn biến của đồng euro. Biên bản cuộc họp ECB thường không ảnh hưởng nhiều đến thị trường.

Ngân Hàng Anh (BoE) là ngân hàng trung ương của Vương Quốc Anh có lịch sử hình thành từ năm 1694. Nhiệm vụ chính của BoE không khác với nhiệm vụ của các ngân hàng trung ương khác. Ngân hàng trung ương này hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Anh, duy trì lạm phát và thiết lập mức lãi suất.Ủy ban chính sách tiền tệ của ngân hàng (MPC) sẽ họp mỗi tháng một lần để thiết lập chính sách tiền tệ. Ngân hàng trung ương công bố các biên bản họp ngay sau buổi họp. Ngoài ra, các cuộc họp thường được theo sau bởi các cuộc họp báo của Thống Đốc BoE.Mỗi quý một lần, BoE sẽ công bố báo cáo Lạm phát của họ, có chứa các dự báo về GDP và lạm phát.Hơn nữa, ngân hàng trung ương sẽ công bố thông tin về chương trình in tiền (tổng giá trị tiền mà BoE sẽ tạo ra và sử dụng để mua các tài sản trên thị trường mở).

Mục tiêu chính của Ngân Hàng Nhật (BOJ) khá giống với mục tiêu của các cơ quan quản lý khác: “thực hiện cung cấp và kiểm soát tiền tệ để đạt được sự ổn định về giá”.

Ngân hàng Canada (BOC) tồn tại “để điều tiết tín dụng và tiền tệ vì lợi ích sống còn của nền kinh tế quốc gia.” Một trong những chức năng hoạt động của BOC là thực hiện khảo sát về triển vọng kinh doanh. Có khoảng 100 doanh nghiệp với lượng đóng góp đáng kể nhất vào tỉ lệ GDP sẽ đánh giá các điều kiện kinh doanh. Cuộc khảo sát này đưa ra những manh mối tốt về chính sách tiền tệ.

Mục tiêu chính của Ngân Hàng Dự Trữ Úc (RBA) là “góp phần làm ổn định tiền tệ, tăng tỉ lệ việc làm đầy đủ, và tạo ra nền kinh tế thịnh vượng và duy trì phúc lợi cho người Úc”. Ngân hàng trung ương này phục vụ cho Chính Phủ và các cơ quan trực thuộc, và cả các ngân hàng trung ương cũng như các thể chế chính thức ở nước ngoài. Hơn nữa, họ duy trì lượng dự trữ ngoại tệ và vàng của Úc.

Ngân Hàng Dự Trữ New Zealand (RBNZ) “quản lý chính sách tiền tệ nhằm duy trì ổn định giá, thúc đẩy duy trì một hệ thống tài chính khoẻ mạnh và hiệu quả, đồng thời cung cấp tiền giấy và tiền xu cho New Zealand”.Lưu ý: có thể nói rằng các bài phát biểu của các thành viên thuộc các ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế vì sẽ không có ai gắn bó với chính sách tiền tệ hơn họ. Lời nói của những người đứng đầu các ngân hàng trung ương sẽ ảnh hưởng đến thị trường nhiều nhất.Cần theo dõi những gì trên lịch sự kiện kinh tế:

Таблица-для-сайта-(1).jpg

Làm thế nào giao dịch theo các quyết định của ngân hàng trung ương?

Một ngân hàng trung ương làm gì?

Hãy bắt đầu với một định nghĩa đơn giản. Ngân hàng trung ương là một ngân hàng quốc gia có chủ quyền hoạt động độc lập với chính phủ và ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ. Nó cũng hoạt động như một ngân hàng đối với các ngân hàng thương mại của các quốc gia khác.

Mục tiêu chính của ngân hàng trung ương là duy trì ổn định giá bằng cách kiểm soát lạm phát và tạo môi trường kinh tế ổn định cho đất nước.

Ngân hàng trung ương có một đặc tính quan trọng. Đây là thể chế tài chính pháp lý duy nhất được phép in tiền như một nhà thầu hợp pháp. Khi in tiền, ngân hàng trung ương có cơ hội để kiểm soát nguồn cung tiền, tổng số tiền có sẵn trong nền kinh tế. Khi sử dụng khả năng này, ngân hàng trung ương có thể điều chỉnh mức lạm phát và môi trường kinh tế.

Chính sách tiền tệ

Hãy bàn về chính sách tiền tệ mà các ngân hàng trung ương sử dụng để kiềm chế tỉ lệ lạm phát.

Để kiểm soát mức lạm phát, các ngân hàng có thể dùng một trong hai loại chính sách: thả lỏng hoặc hạn chế.

  • Chính sách nới lỏng/thả lỏng/mở rộng tiền tệ

mon-pol_2.png

Nếu tốc độ tăng trưởng GDP thấp, ngân hàng trung ương sẽ tăng lượng cung tiền trong nước. Hơn nữa, ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất để đạt được một tốc độ tăng trưởng kinh tế và lạm phát thấp. Đầu tư kinh doanh và chi tiêu tiêu dùng tăng lên vì nguồn vay rẻ hơn. Do đó, khi triển khai chính sách như vậy, ngân hàng sẽ tạo điều kiện để kinh tế phát triển, nhưng cũng ảnh hưởng đến tiền tệ trong nước.

Vì lãi suất thực tế thấp, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không nắm giữ các tài sản vốn và tài chính tại quốc gia, và nhà đầu tư trong nước sẽ tìm kiếm các mức lợi suất đầu tư hấp dẫn hơn. Sự suy giảm trong đầu tư sẽ dẫn đến sụt giảm cầu đối với đồng quốc nội. Đồng nội tệ sẽ mất giá so với ngoại tệ.

Kết luận về chính sách tiền tệ thả lỏng, có thể nói rằng khi ngân hàng trung ương thực hiện các chính sách như vậy sẽ dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế trong nước, nhưng lại tác động gây hại đến tiền tệ quốc gia.

  • Chính sách thắt chặt/ hạn chế/ thu hẹp tiền tệ

mon-pol_1.png

Khi lượng tiền trong nền kinh tế rất lớn, ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất để giảm cung tiền và giảm mức lạm phát. Mức lãi suất cao sẽ làm hạn chế các doanh nghiệp và hộ gia đình vay. Người tiêu dùng trong nước sẽ chịu tổn thất. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương nâng cao lãi suất lại tạo điều kiện cho đầu tư. Các nhà đầu tư nước ngoài có xu hướng giữ tài sản trong nước nhiều hơn. Nhờ đó, cán cân trên tài khoản vốn của quốc gia được cải thiện. Các nhà đầu tư trong nước cũng sẽ đầu tư vào đất nước mình. Mức độ đầu tư cao sẽ dẫn đến đồng nội tệ tăng giá, do vậy tỷ giá của nó sẽ tăng lên.

Kết luận, khi thực hiện chính sách hạn chế sẽ làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước và các hộ gia đình vì mức lãi suất cao và thiếu đi cơ hội vay mượn, nhưng nó cũng làm tăng sức mạnh cho đồng nội tệ.

866x250.jpg

Tóm lại: Tại sao các trader cần chú ý đến chính sách của ngân hàng trung ương?

Quay lại câu hỏi chính trong bài viết này, hãy cùng tổng kết lại các lí do quan trọng khiến trader nên xem xét chính sách của các ngân hàng trung ương.

Để giải thích đơn giản, hãy xem xét một ví dụ. Khi một ngân hàng trung ương có lãi suất thấp hơn và duy trì chúng như vậy trong một thời gian dài, trader có thể tìm kiếm một ngân hàng trung ương có chính sách đối lập là tăng lãi suất. Các trader sẽ giữ tiền bằng tiền của ngân hàng trung ương thứ hai với lãi suất cao hơn để có lợi tức cao hơn hoặc họ có thể vay tiền từ ngân hàng đầu tiên với lãi suất thấp hơn và sau đó sử dụng nó để đầu tư vào đồng tiền khác.

Một thực tế quan trọng khác là tiền tệ của quốc gia nơi ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ ổn định hơn và nền kinh tế của đất nước đó sẽ khỏe mạnh hơn quốc gia với chính sách tiền tệ thả lỏng.

Do vậy, đồng tiền của một ngân hàng trung ương có lãi suất cao hơn sẽ tăng giá so với đồng tiền của một ngân hàng trung ương có lãi suất thấp hơn.

Ưu và nhược điểm của chính sách nới lỏng định lượng (QE) laf gif ?

Nới lỏng định lượng (quantitative easing-QE) là gì?

Có thể bạn đã biết, vai trò chính trong việc duy trì giá cả ổn định thuộc về ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương hoạt động độc lập với chính phủ. Để hỗ trợ việc ổn định giá cả, ngân hàng trung ương cần kiểm soát lạm phát và tạo một môi trường kinh tế ổn định. Có thể áp dụng các biện pháp này thông qua chính sách tiền tệ.

Chính sách tiền tệ có hai loại: thắt chặt (chặt chẽ, thu hẹp) và thích ứng (nới lỏng, mở rộng). Hình thức đầu tiên được áp dụng khi số tiền lưu hành trong nền kinh tế là quá lớn khiến cho ngân hàng trung ương tăng lãi suất để giảm nguồn cung tiền và khuyến khích lạm phát ở mức thấp hơn. Mặt khác, chính sách thích ứng được áp dụng khi GDP tăng trưởng ở mức chậm. Ở trường hợp này, ngân hàng trung ương sẽ cho tăng nguồn cung tiền và cho giảm lãi suất. Lãi suất thấp sẽ thu hút các nhà đầu tư và nhằm mục đích tạo thêm dòng tiền chảy vào nền kinh tế. Khi lãi suất giảm xuống còn 0% mà ngân hàng trung ương vẫn suy xét về các biện pháp hỗ trợ cao hơn thì ngân hàng sẽ áp dụng việc nới lỏng định lượng.

Bước đầu tiên, ngân hàng sẽ tạo ra tiền điện tử hay “tiền giấy” mà bạn có thể đã nghe qua mặc dù trên thực tế thì tiền mặt không được tạo ra.

Bước thứ hai là ngân hàng sẽ mua vào các tài sản khác nhau. Một hình thức truyền thống của việc nới lỏng định lượng là ngân hàng trung ương mua vào trái phiếu chính phủ hay còn gọi là Trái Phiếu Kho Bạc. Chủ sở hữu của các trái phiếu này sẽ nhận tiền mặt và ngân hàng trung ương bổ sung các trái phiếu vào bảng cân đối dưới dạng tài sản. Tuy nhiên, Trái Phiếu Kho Bạc không phải là hình thức duy nhất của cổ phần mà ngân hàng trung ương có thể mua vào. Ví dụ, Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu đã mua vào trái phiếu của khu vực tư nhân. Đến lượt mình, Cục Dự Trữ Liên Bang sử dụng các trái phiếu này để mua các sản phẩm cho vay thế chấp.

Nên nhớ rằng các ngân hàng trung ương không mua trái phiếu trực tiếp từ chính phủ. Cách làm được xem như là kiếm tiền từ công nợ (tài chính tiền tệ) và đó là việc làm bất hợp pháp trong chính sách tiền tệ ở các nền kinh tế lớn. Ngược lại, các ngân hàng trung ương mua vào trái phiếu hay nợ từ các nhà đầu tư lớn như ngân hàng hay các quỹ đầu tư.

Khi tiền được “bơm” vào nền kinh tế sẽ làm tăng số lượng các quỹ tiền dùng được trong hệ thống tài chính. Theo luật kinh tế cơ bản, dòng tiền vào như thế sẽ tạo nguồn cung tiền rẻ; do đó, các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác sẽ giảm lãi suất để khuyến khích doanh nghiệp và người tiêu dùng vay thêm. Nếu người tiêu dùng và nhà đầu tư chi tiêu thêm sẽ làm tăng mức độ việc làm và lạm phát, từ đó thúc đẩy nền kinh tế.  Khi ngân hàng trung ương dừng mua trái phiếu mới thì họ sẽ giữ chặt các trái phiếu nằm trong bảng cân đối của họ. Nếu các trái phiếu này đáo hạn (hầu hết các trái phiếu đều có ngày đáo hạn khi khoản đầu tư ban đầu được hoàn trả cho chủ sở hữu của trái phiếu) thì chúng được thay thế bởi trái phiếu mới. Ngoài ra, ngân hàng có thể để cho trái phiếu đáo hạn mà không cần thay thế hay bán chúng ra thị trường.

 Screenshot_3.png

QE có ảnh hưởng ra sao đối với tiền tệ?

Khi ngân hàng trung ương gia tăng cung tiền thì giá cả và sức mua của đồng tiền sẽ giảm trừ khi các quốc gia khác thực thi chính sách nới lỏng định lượng.

Vì sao QE lại quá rủi ro?

Có nhiều lý do giải thích vì sao các nhà phân tích cho rằng chính sách này mang tính rủi ro:

1) Nó có thể gây lạm phát cao và bong bóng kinh tế. Nhiều chuyên gia tin rằng QE có thể khiến lạm phát tăng rất cao.

2) Một số nhà phân tích chỉ trích chính sách này không hữu hiệu và khuyến nghị chính sách tài khoá (gồm chi tiêu chính phủ và cắt giảm thuế) làm giải pháp tốt nhất để hồi sinh nền kinh tế.

3) Cuối cùng, nhiều chuyên gia cho rằng QE chỉ là cách mà chính phủ và các ngân hàng thương mại che dấu vấn đề của họ và chờ mong ngân hàng trung ương giải quyết chúng.

Nới lỏng định lượng trong thực tế

Ngân Hàng Nhật (BOJ) đã bắt đầu thực thi QE vào năm 2001. Lúc đó nền kinh tế đang phải đối mặt với tình trạng trì trệ và lạm phát tăng cao. Do nền kinh tế Nhật Bản hiện đang vận hành khá tốt đến nay, BOJ đã đưa ra một số gợi ý về việc muốn thoát khỏi chương trình này.

Ngân Hàng Anh và Cục Dự Trữ Liên Bang đã áp dụng nới lỏng định lượng trong cuộc khủng hoảng năm 2008. Chính sách QE tại Mỹ đã làm giảm tỉ lệ thế chấp, ổn định tình hình lạm phát và cải thiện tình trạng việc làm. Nếu không, việc đó cũng sẽ khiến đồng đô la Mỹ mất giá.

Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu đã triển khai chương trình nới lỏng định lượng vào tháng 1/2015 và quyết định ngừng chính sách này vào cuối năm 2018, bất chấp tình hình kinh tế đang tăng trưởng chậm lại.

Kết luận

Chương trình nới lỏng định lượng có nhiều ưu lẫn khuyết điểm: một mặt, nó chắc chắn sẽ có ích cho nền kinh tế đang trì trệ, song mặt khác cũng hàm chứa rủi ro về mất giá tiền tệ và làm xuất hiện bong bóng kinh tế. Tuy vậy, tác động của chính sách này có thể thúc đẩy hoạt động kinh tế vào những thời điểm bất ổn.

Tìm hiểu thêm: